Làm điều gì để tạo động lực cho nhân viên?

Tạo động lực cho nhân viên, dễ hay khó? Nên đưa kỷ luật vào quản trị?

Tạo động lực và kỷ luật là hai yếu tố quản trị được sử dụng phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp để tăng năng suất. Tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả hai hình thức này vẫn còn là thách thức đối với nhiều nhà quản trị. Vậy, triển khai như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng Bemo tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Tạo động lực cho nhân viên dễ hay khó?

Làm gì để tạo động lực cho nhân viên.
Tạo động lực cho nhân viên là bài toán khó nhằn đối với doanh nghiệp. Nguồn: insead.edu

Động lực là yếu tố kích thích khả năng học hỏi, cống hiến của mỗi nhân viên. Do đó, tạo động lực được xem là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý, xây dựng môi trường làm việc năng suất trong doanh nghiệp. Thiếu đi yếu tố này, người lao động sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, dẫn đến việc ngừng cống hiến và cuối cùng là nghỉ việc.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung tạo động lực bằng vật chất, hiệu quả sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đôi khi còn tạo ra sự đòi hỏi không hợp lý.

Vậy làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên một cách hiệu quả? Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây cùng Bemo.

– Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân 

– Công nhận đóng góp của nhân viên

– Thể hiện sự tin tưởng

– Lắng nghe và tôn trọng nhu cầu của nhân viên

– Đãi ngộ công bằng 

– Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Tuỳ vào quy mô, ngành nghề, nhà quản trị có thể xây dựng những yếu tố tạo động lực khác nhau và áp dụng xuyên suốt trong doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, động lực lại dễ bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài. Khi đó, kỷ luật trong quản trị sẽ phát huy điểm mạnh của mình.

2. Tầm quan trọng của kỷ luật trong doanh nghiệp

Có thể nói, cảnh giới cao nhất của kỷ luật doanh nghiệp là nhân viên tự giác thực hiện theo kỷ luật. Điều này đem lại hiệu suất làm việc cao, giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian giám sát và chấn chỉnh nhân viên, từ đó có thể tập trung vào những công việc mang tính định hướng, chiến lược.

Như Jim Collins đã nói trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại” : “Kỷ luật không phải là về việc buộc người khác thực hiện hành vi hoặc tuân thủ các quy tắc cụ thể. Thay vào đó là tạo ra các hệ thống, quy trình mà nhân viên cần tuân theo và điều đó thúc đẩy họ làm như vậy”. 

Thế nên, kỷ luật là một yếu tố quản trị quan trọng để giúp nguồn nhân lực có sự ổn định làm việc, và đạt đến mục tiêu đề ra. Nhưng doanh nghiệp nên khéo léo vì sẽ dễ dàng dẫn đến “độc tài” làm cho nhân sự chán nản, và nghỉ việc.

Phương pháp kỹ luật nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp.
Kỷ luật nhân viên như thế nào mới hợp lí? Nguồn: Insead.edu

 Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi áp dụng hình thức kỷ luật trong doanh nghiệp:

– Tìm hiểu rõ vấn đề, nguyên nhân dẫn đến lỗi sai

– Tính toán được mức độ nghiêm trọng của vấn đề

– Tần suất vi phạm của nhân viên

– Minh bạch, rõ ràng trong quá trình xem xét, điều tra

– Đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, công bằng

Kỷ luật là yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp để nhân viên có trách nhiệm với công việc, phát triển và hướng đến mục tiêu chung.

3. Động lực và kỷ luật – hai yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp

Rõ ràng, chúng ta có thể thấy động lực là yếu tố cần thiết mà mọi doanh nghiệp nên quan tâm. Càng tạo nhiều động lực, người lao động sẽ có cơ hội thể hiện bản thân và cống hiến nhiều hơn.

Nhưng về bản chất, đây là một loại cảm xúc không nhất quán, và khi có tác động tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến công việc. Đây là lúc kỷ luật phát huy tác dụng của mình.

Về phần kỷ luật, chúng ta phải mất thời gian để đào tạo, hỗ trợ nhân viên xây dựng tính cách này, xét về lâu dài sẽ xây dựng được văn hoá doanh nghiệp – một trong những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp nên kết hợp các cách tạo động lực cho nhân viên như khen thưởng, hoặc thăng tiến để kích thích tinh thần làm việc hơn nữa.  Như thế, nhân sự sẽ gắn bó và khởi tạo năng lượng tích cực hơn.

Như vậy, kỷ luật và động lực là hai yếu tố quan trọng trong quản trị nhân sự, và là vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Nên nhớ rằng kỷ luật mang đến sự làm việc bền bỉ của nhân viên, động lực dùng để kích thích sự cống hiến mạnh mẽ của họ. Khi doanh nghiệp có thể kết hợp hai hình thức này trong quản trị sẽ giúp quy mô phát triển vững chắc.