Khi Career Break không còn là bài toán đau đầu của doanh nghiệp

Khi Career Break không còn là bài toán đau đầu của doanh nghiệp

Một số nhà tuyển dụng trước đây từng có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với  khái niệm Career Break vì chưa nhận ra những điểm cộng mà khoảng nghỉ này mang lại cho nhân sự và doanh nghiệp. Hiện nay, các tổ chức đã bắt đầu dành sự quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này. Vậy, khoảng nghỉ sự nghiệp dưới góc nhìn doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài phân tích dưới đây nhé. 

1. Thuật ngữ Career Break 

1.1 Khái niệm 

Career Break hay còn gọi khoảng nghỉ trong sự nghiệp, là khoảng thời gian người lao động quyết định tạm gác lại công việc một thời gian với nhiều lý do khác nhau: định hướng lại sự nghiệp, chăm sóc gia đình, cải thiện sức khỏe,…

Định nghĩa về Career Break
Career Break hay còn gọi khoảng nghỉ sự nghiệp. Nguồn: www.english1.com

Career Break được ví như “kỳ nghỉ hè” dành cho người đi làm, giúp họ giảm căng thẳng, khôi phục sức khỏe, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm khác nhau, tập trung hơn cho bản thân để chuẩn bị cho sự thăng tiến trong tương lai. 

Trung bình Career Break kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm tùy vào nguồn lực, mục tiêu, kế hoạch của người thực hiện. 

1.2 Nguyên nhân dẫn đến Career Break 

Sau đại dịch với nhiều biến cố, sức khoẻ tinh thần được người lao động quan tâm nhiều hơn. Họ không còn “liều mình” với công việc mà bắt đầu học cách cân bằng, gác lại công việc với những khoảng nghỉ.  

Ngoài ra, tính chất công việc thay đổi đột ngột, doanh nghiệp tái cấu trúc, văn hóa làm việc bị thay đổi, làm việc liên tục trong khoảng thời gian dài,… là những lý do khiến nhân sự thường tìm đến Career Break cho phép bản thân được nghỉ xả hơi. 

Nguyên nhân dẫn đến Career Break
Những lý do dẫn đến Career Break. Nguồn: pelex.com

Career Break thường sẽ không diễn ra ngay lập tức mà là kết quả của một quá trình tích tụ cảm xúc, năng lượng tiêu cực. Nhiều trường hợp Career Break được nhân sự chủ động lên kế hoạch, nhưng cũng có trường hợp khoảng nghỉ này diễn ra mà không có dấu hiệu báo trước, như khi người lao động bị cuốn vào làn sóng cắt giảm nhân sự và tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi. 

Trước thực trạng “tạm ngừng làm việc” đang bùng nổ,  Linkedln đã thực hiện một cuộc khảo sát với 23.000 người lao động và 7.000 nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn về Career Break. Kết quả cho thấy có tới 62% người lao động đã từng ít nhất một lần trải qua giai đoạn tạm ngừng làm việc trong hành trình sự nghiệp của mình. Vậy xu hướng Career Break có tác động tích cực như thế nào đối với doanh nghiệp? 

2. Những góc nhìn tích cực về Career Break trong doanh nghiệp

Việc “bật công tắt” cho khoảng nghỉ công việc không đồng nghĩa với việc kết thúc mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, đây có thể là khởi đầu của nhiều bước tiến trong và sau giai đoạn Career Break. 

2.1 Duy trì sự tích cực trong doanh nghiệp 

Thông thường, khi nhân viên đang lên kế hoạch nghỉ việc, tâm trí và năng lượng của họ sẽ không còn tập trung hoàn toàn cho công việc. Sự “mất lửa” này có thể được nhận ra một cách dễ dàng và gây ảnh hưởng không tốt đến không khí làm việc chung.  

Lúc này, cấp quản lý, lãnh đạo cần can thiệp để nắm bắt vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, cho phép họ tạm dừng công việc nếu có nhu cầu. Điều này không chỉ giúp tinh thần nhân sự thoải mái hơn, mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc cởi mở và tích cực hơn.

Một trong những cách làm tăng sự tích cực của môi trường làm việc là giảm tải nhân viên
Giảm tải nhân viên đang trong thời gian career break giúp môi trường làm việc tích cực hơn. Nguồn: hanoioffice.vn

2.2 Mối quan hệ “mở” đôi bên cùng có lợi 

Sự thiếu hụt nhân sự do “career break” gây ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ, doanh nghiệp có thể linh hoạt với chính sách nghỉ việc tạm thời để người lao động nạp lại năng lượng hoặc có thời gian sắp xếp vấn đề cá nhân. Ngoài ra, freelance job cũng là một hình thức hợp tác có thể cân nhắc khi nhân sự có hướng đi mới nhưng vẫn giữ mối liên kết với doanh nghiệp. 

Với sự linh động này, tổ chức có thể giữ chân nhân tài và nổi bật hơn so với đối thủ về chính sách phúc lợi. 

2.3 Tăng hiệu suất làm việc sau giai đoạn break 

Khoảng nghỉ trong sự nghiệp giúp nhân sự có nhiều thời gian cho bản thân hơn, nhìn nhận lại lộ trình phát triển, cải thiện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng mới. Khi trở lại công việc, nhân sự với nguồn năng lượng mới, tinh thần làm việc chủ động, hào hứng sẽ có góc nhìn đa dạng với hiệu suất làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. 

3. Những gợi ý giúp Career Break diễn ra trong doanh nghiệp tích cực và hiệu quả  

3.1 Thỏa thuận thời gian nghỉ việc với nhân viên 

Nhà quản lý, lãnh đạo cần trao đổi với nhân viên càng sớm càng tốt để thống nhất thời gian diễn ra Career Break. Đưa ra quyết định sớm sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị phương án dự phòng, điều chuyển nhân sự và phân bổ khối lượng công việc phù hợp, để hiệu quả công việc không bị ảnh hưởng. 

Cần xác định khoảng thời gian dành cho Career Break
Xác định thời gian diễn ra Career Break. Nguồn: Unplash

3.2 Đưa ra lời khuyên giúp nhân viên định hướng bản thân  

Dựa vào quá trình làm việc và đánh giá năng lực, cấp quản lý có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, gợi ý vị trí công việc mới, giới thiệu khoá học… để giúp nhân sự có khoảng nghỉ sự nghiệp hiệu quả, cải thiện điểm yếu, phát triển năng lực.  

Sự chân thành và đồng cảm của cấp lãnh đạo là chất xúc tác khiến cho nhân sự muốn gắn bó và giữ liên kết với doanh nghiệp, bất kể có quay lại công ty sau khoảng nghỉ hay không. 

3.3 Chuẩn bị phương án thay đổi nhân sự  

Nhân viên tạm dừng công việc dẫn đến vị trí bị khuyết trong bộ máy làm việc, lúc này cấp quản lý cần chuẩn bị phương án điều chỉnh hoặc tuyển dụng thêm để lấp đầy vị trí đang trống. 

Tăng cường training, cung cấp tài liệu, hỗ trợ nhân viên mới tiếp nhận quy trình công việc nhanh nhất nhằm duy trì dòng chảy công việc như bình thường, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của cả bộ phận. 

3.4 Thông báo với những cá nhân, phòng ban liên quan  

Trước khi nhân sự bắt đầu “khoảng nghỉ sự nghiệp”,  doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên bàn giao toàn bộ công việc cho cá nhân và phòng ban có liên quan, tránh trường hợp thông tin, tài liệu bị thất lạc, ảnh hưởng đến công việc.   

Khi người lao động và doanh nghiệp cũng tần số, career break không còn là một bài toán khó. Khoảng nghỉ sự nghiệp sẽ diễn ra hiệu quả, phát huy tối đa lợi ích khi doanh nghiệp và nhân sự cùng đồng thuận với giải pháp và có kế hoạch dự phòng, đảm bảo tiến độ công việc chung. 

Để hỗ trợ cho việc chuẩn bị phương án thay đổi nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm phân hệ quản trị nguồn nhân lực của Bemo Cloud. Tính năng của phân hệ giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình biến động nhân sự, đưa ra những hoạch định sử dụng nguồn nhân lực phù hợp, giúp doanh nghiệp không bị động trong nhiều tình huống thay đổi nhân sự. Để trải nghiệm Bemo Cloud, doanh nghiệp hãy liên hệ qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.com để được nhân viên tư vấn chăm sóc trực tiếp, tận tâm.