Chiến lược Đại Dương Xanh là gì? Thử thách vượt sóng khai phá dẫn đầu

Chiến lược Đại Dương Xanh là gì? Thử thách vượt sóng khai phá dẫn đầu

Để nằm trong “top of mind” của khách hàng trên thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp không ngần ngại tung ra các chiến dịch, khuyến mãi với mức đầu tư khủng cùng nhiều ý tưởng độc đáo. Vậy đâu là vùng đất dành cho những doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế hơn?  

Câu trả lời là các thị trường ngách – một Đại Dương Xanh để vượt sóng khai phá và dẫn đầu. Vậy chiến lược Đại Dương Xanh và những điều cần lưu ý là gì? Hãy cùng Bemo tìm hiểu thông qua bào viết bên dưới! 

 1. Chiến lược Đại Dương Xanh là gì? 

1.1 Khái niệm 

Chiến lược Đại Dương Xanh là gì? Trong tác phẩm siêu kinh điển cùng tên của W.Chan Kim và Renee Mauborgne đã định nghĩa: Chiến lược Đại Dương Xanh là “những khoảng trống thị trường không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đáng kể”. Để tìm ra được những khoảng trống này, doanh nghiệp cần sử dụng nguồn lực, điểm mạnh để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, sở thích cá nhân hoặc những bản sắc riêng biệt, từ đó đưa ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo tạo nên sự khác biệt trên thị trường, thu hút và sở hữu nguồn khách hàng của riêng mình. 

Khái niệm Chiến lược Đại Dương Xanh
W.Chan Kim và Renee Mauborgne đã tìm ra Chiến lược Đại Dương Xanh vào năm 2004 (Nguồn: Kho sách nói bản quyền)

1.2 Lợi ích 

Chiến lược Đại Dương Xanh không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng và cộng đồng. 

  • Đối với doanh nghiệp: Mở ra cơ hội kinh doanh mới giúp duy trì và phát triển, giảm tỉ lệ cạnh tranh, tăng sự nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng, mang lại doanh số bán hàng cao hơn. 
  • Đối với khách hàng: Có cơ hội trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cá nhân, thỏa mãn với nhu cầu sử dụng.  

1.3 Đặc điểm 

Đại dương xanh là cơ hội lớn và rộng mở với các doanh nghiệp biết khai thác và triển khai hợp lý. Cơ hội cho Đại dương xanh ở khắp mọi nơi, một khi doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường sẽ ngày càng mở rộng với các đặc điểm sau: 

  • Tạo ra tệp khách hàng mới: cung cấp sản phẩm dịch vụ độc đáo, mang lại giá trị mới cho khách hàng và cộng đồng. 
  • Mức độ cạnh tranh thấp: với thị trường ngách cùng nhu cầu đủ lớn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành người đi tiên phong với độ cạnh tranh không đáng kể. 
  • Tối ưu chi phí và nguồn lực: cắt bỏ nhiều chi phí liên quan đến chiến lược cạnh tranh như tạo chiến dịch, chạy quảng cáo, khuyến mãi. Nguồn nhân lực lúc này phần lớn tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm với giá trị cốt lõi phù hợp với tệp khách hàng của mình.  

 

2. Đại Dương đỏ là gì? 5 dấu hiệu nhận biết 2 đại dương 

Trái ngược với Đại Dương Xanh, Đại Dương Đỏ được ví như một miếng bánh lớn mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để giành phần cho riêng mình. Dưới đây là 5 dấu hiệu phân biệt giữa hai chiến lược Đại Dương Xanh và Đại Dương Đỏ. 

2.1 Đối tượng hướng đến   

  • Đại Dương Đỏ: Tập trung vào nhu cầu khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng cũ. Quy mô khách hàng lớn với nhiều đặc tính đa dạng, khó nắm bắt. 
  • Đại Dương Xanh: Tập trung vào khách hàng mới, những đối tượng chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành mới này. Thị trường bao gồm nhóm khách hàng với quy mô nhỏ, sở hữu nhu cầu mang tính cá nhân hóa với bản sắc riêng biệt. 

2.2 Mức độ cạnh tranh 

  • Đại Dương Đỏ: thị trường truyền thống đã được lấp đầy đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại được trong thị trường này, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới đưa ra các phương pháp để thu hút khách hàng. Mối quan hệ cạnh tranh đang trong tình trạng thắng thua, sống còn. Đặc biệt với nguồn cung cao hơn cầu nên việc cạnh tranh về giá sẽ diễn ra khốc liệt dẫn đến khả năng thu hồi lợi nhuận không cao. 
  • Đại Dương Xanh: Thị trường mới chưa có sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh hoặc nếu có thì số lượng ít, mức độ cạnh tranh không đáng kể. Đây là thị trường đầy tiềm năng, chứa đựng nhiều cơ hội để doanh nghiệp tận dụng phát huy thế mạnh để phát triển. Có thể nhiều doanh nghiệp đối thủ đã biết đến sự tồn tại của thị trường, nhưng vẫn chưa tìm ra được con đường để xâm nhập. Nếu doanh nghiệp của bạn có khả năng bước được vào thị trường, kết hợp với chiến lược đúng đắn đưa doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường mới, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thành công trước một bước, bỏ xa những đối thủ tiềm năng. 
Phân biệt Đại Dương Xanh và Đại Dương Đỏ
Sự khác biệt mức độ cạnh tranh giữa Đại Dương Xanh và Đại Dương Đỏ (Nguồn: www.pace.edu.vn)

2.3 Định hướng kế hoạch 

  • Đại Dương Đỏ: Đưa ra các kế hoạch xoay quanh trong phạm vi nhu cầu hiện tại của khách hàng. Doanh nghiệp cần quản lý chi phí chặt chẽ mới có khả năng thu lại lợi nhuận mong muốn. 
  • Đại Dương Xanh: Với tư duy chiến lược kiến tạo tương lai, đón đầu xu hướng tạo ra nhu cầu của khách hàng, cung cấp những giá trị hữu ích độc đáo, chưa từng xuất hiện, thu hút sự trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm cách rèn luyện tư duy chiến lược hiệu quả giúp định hướng kế hoạch trong Đại Dương Xanh thông qua bài viết tại đây . 

2.4 Mối quan hệ giữa giá trị và chi phí 

  • Đại Dương Đỏ: Không có đáp án cho bài toán cân bằng giữa hai biến “giá trị cao”  và “chi phí thấp”. Với mức độ cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp chấp nhận đánh đổi giữa lợi ích và chi phí thông qua bài toán hòa vốn, thậm chí lỗ vốn để tồn tại vượt qua những giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, thị trường biến động. 
  • Đại Dương Xanh: phá vỡ mối quan hệ đánh đổi giữa hai mục tiêu “giá trị cao” và “chi phí thấp” trên thị trường truyền thống. Với chiến lược này, nhà quản trị có thể sử dụng và lựa chọn những công cụ, cách thức để cân bằng mối quan hệ giữa giá trị và chi phí. 

2.5 Tính liên kết 

  • Đại Dương Đỏ: Liên kết toàn bộ hệ thống tổ chức theo đuổi một trong hai chiến lược khác biệt hóa hoặc chi phí thấp. 
  • Đại Dương Xanh: Liên kết toàn bộ hệ thống tổ chức theo đuổi kết hợp cả hai chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp. 

3. 4 Nguyên tắc trong chiến lược Đại Dương Xanh 

3.1 Thay đổi phạm vi thị trường 

Phạm vi chiến lược Đại Dương Xanh là gì? Trái với thị trường truyền thống đã tồn tại đường biên giới được vạch sẵn và các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động trong phạm vi đó, thì ở thị trường Đại Dương Xanh doanh nghiệp sẽ tự tạo ra phạm vi hoạt động, dựa trên dữ liệu kết quả nghiên cứu về thị hiếu của khách hàng. 

3.2 Phác họa bức tranh tổng quan 

Khác với thị trường cạnh tranh khốc liệt của Đại Dương Đỏ, khi triển khai chiến lược Đại Dương Xanh doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về thị trường. Thay vì chỉ tập trung vào những con số chi tiết, điều chỉnh bảng biểu, trước hết nhà quản trị cần nhìn tổng thể cả thị trường, đánh giá mọi mặt một cách tổng quan để vạch ra định hướng phát triển rõ ràng, lâu dài.  

Doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng thể về bức tranh thị trường. Nguồn: Bemo
Doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng thể về bức tranh thị trường. Nguồn: Bemo

Để có thể phác họa nên một bức tranh tổng quan và phù hợp với thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải: 

  • Nghiên cứu và phân tích chiến lược của đối thủ cũng như các đối thủ tiềm năng khác. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá mức độ cạnh tranh và tìm hướng phát triển, xây dựng chiến lược riêng. 
  • Nghiên cứu và xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và những yếu tố có tiềm năng khai thác trong tương lai. 
  • Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của doanh nghiệp để định hướng chiến lược phát triển trong tương lai. 

3.3 Mức tăng trưởng đột phá 

Không chỉ tập trung vào sự khác biệt giữa các cá nhân khách hàng mà doanh nghiệp nên tổng hợp xây dựng điểm chung của khách hàng làm cơ sở để tạo nên đặc trưng cho thị trường mới, mang đến một phân khúc thị trường tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện chiến lược Đại Dương Xanh hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau: 

  • Xác định giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng: sự khác biệt, tính độc đáo, thị hiếu khách hàng,… 
  • Đưa ra mức giá hợp lý: giá thành phù hợp chất lượng sản phẩm, khả năng chi trả khách hàng, dự đoán sự phản ứng của khách hàng về giá thành sản phẩm. 
  • Quản lý chi phí: Kiểm soát ngân sách chi phí dựa theo mục tiêu lợi nhuận chiến lược đã đề ra. 
  • Dự đoán những thách thức rủi ro tiềm tàng: Phản ứng tiêu cực từ khách hàng, sự biến động thị trường, động thái của nhóm đối thủ tiềm năng,… 

3.4 Hiện thực hóa chiến lược 

Bất kỳ một chiến lược nào muốn thành công thì hệ thống tổ chức cần đoàn kết, thống nhất chiến lược để hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Trong đó, chiến lược Đại Dương Xanh với đặc tính mức độ khó như: khác biệt hóa, nghiên cứu đối tượng mới hoàn toàn chưa từng là khách hàng của doanh nghiệp, kết hợp giữa giá trị và chi phí,… đòi hỏi tất cả cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp cần phải nỗ lực cố gắng, tự điều chỉnh hoạt động phù hợp với kế hoạch của chiến lược Đại Dương Xanh mà doanh nghiệp đang theo đuổi. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần dự đoán trước những rào cản có thể xảy ra trong nội bộ để chuẩn bị những phương án giải quyết ổn thỏa: 

  • Rào cản về nhận thức: Với năng lực của ban lãnh đạo có thể thấy được cơ hội to lớn đến từ thị trường mới nhưng chưa chắc đội ngũ nhân viên đã hiểu vấn đề đó. Tầm nhìn cấp dưới còn hạn hẹp, mơ hồ, nhân viên e ngại, chưa hiểu rõ mục tiêu, những giá trị tuyệt vời mà thị trường mới mang lại, nên họ chưa thực sự sẵn sàng cho sự thay đổi bước vào thị trường mới. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, truyền tải cụ thể, rõ ràng những mục đích, thông điệp, kế hoạch và những lợi ích tuyệt vời mà Đại Dương Xanh sẽ mang lại cho Doanh nghiệp nói chung và cho từng thành viên nói riêng. 
  • Rào cản về nguồn lực: Chiến lược có thành công hay không đòi hỏi doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn lực dồi dào, duy trì trong suốt quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cần dự toán và kiểm soát chặt chẽ nguồn lực để chiến lược không bị gián đoạn, đứt gãy. 
  • Rào cản về tiến độ làm việc: Việc xâm nhập thị trường ngách thành công đòi hỏi đội ngũ nhân viên chủ chốt phải làm việc nhạy bén, nhanh nhạy, tăng tốc gấp nhiều lần so với bình thường. Vì khi chiến lược đã được khởi động, nếu doanh nghiệp không tranh thủ nỗ lực tiến vào thị trường một cách quyết đoán và nhanh nhất, thì sẽ bị đối thủ cạnh tranh đoán được và chớp lấy cơ hội chiếm đi vị trí tiên phong trong thị trường mới. 
Áp dụng chiến lược Đại Dương Xanh trong doanh nghiệp
Ban lãnh đạo cần thúc đẩy tiến độ làm việc nhân viên chủ chốt tăng tốc hướng đích (Nguồn: Bemo Cloud)
  • Rào cản về lợi ích: Trong quá trình thực hiện chiến lược sẽ có những giai đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của một số phòng ban. Cấp lãnh đạo cần thống nhất đưa ra các phương án giải quyết phù hợp để cân bằng giữa lợi ích nhóm và lợi ích của doanh nghiệp. 

Bài viết trên đây đã mang đến cho độc giả những kiến thức tổng quan về Chiến lược Đại Dương Xanh là gì? Cung như cách phân biệt giữa Đại Dương Xanh và Đại Dương Đỏ, những nguyên tắc sống còn nếu doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường mới. Với những phân hệ quản trị tiện ích mang đến những giải pháp toàn diện, Bemo Cloud mong muốn trở thành bạn đồng hành cùng doanh nghiệp khám phá tiên phong trên hành trình đi tìm miền đất hứa.