Quản trị mục tiêu OKR: Cách thiết lập và quản lý hiệu quả

Quản trị mục tiêu OKR được biết đến là một trong những giải pháp quản trị và theo dõi mục tiêu được đánh giá cao về tính hiệu quả. Vậy Quản trị mục tiêu OKR chính xác là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp quản trị này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của BEMO nhé! 

1. Quản trị mục tiêu OKR là gì?

Quản trị mục tiêu OKR – Objectives and Key Results là một phương pháp quản lý hiệu suất được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến để thiết lập và theo dõi các mục tiêu. Đó là một khuôn khổ giúp các cá nhân, nhóm và tổ chức đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được cũng như theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu đó.

Nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng mô hình OKR
Quản trị mục tiêu OKR được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nguồn: Pexels

Quản trị mục tiêu OKR thường được thiết lập ở các cấp độ khác nhau của một tổ chức, từ cấp công ty cho đến từng nhóm tập thể và nhân viên. Bằng cách sắp xếp các mục tiêu và kết quả then chốt trong toàn tổ chức, OKRs sẽ thúc đẩy cảm giác tập trung, liên kết các tầng mục tiêu của doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình, cho phép các cá nhân và nhóm làm việc hướng tới một tầm nhìn và chiến lược chung. 

Vào năm 1954, khái niệm quản trị mục tiêu OKR lần đầu tiên được nhắc đến bởi Peter Drucker – một tư vấn viên quản trị có tiếng.  

Xuất phát từ một khái niệm chưa thực sự phổ biến trong thế giới lúc này, cho đến nay, phương pháp quản trị đi trước thời đại này đã được áp dụng rộng rãi, ngay trong những doanh nghiệp lớn như FPT, Google hay Intel… 

1.1. Objective – Mục tiêu  

Trong quản trị mục tiêu OKR, mục tiêu là khái niệm thể hiện những mong muốn mà doanh nghiệp cần hướng đến và đạt được ở tương lai. Chỉ khi có mục tiêu, tất cả thành viên mới đi đúng lộ trình và có thêm động lực trên lộ trình đó.  

1.2. Key Results – Kết quả then chốt 

Trong OKR, kết quả then chốt là loại kết quả có thể đo lường, được sử dụng nhằm nhìn nhận xem tổ chức đã đạt được mục tiêu hay chưa.  

Có thể xem mục tiêu là đích đến còn lộ trình dẫn đến đích đến đó chính là kết quả then chốt. Như vậy, phương án thực hiện sau cùng chính là cách để chúng ta có thể chạm đến đích đến trên con đường đó.

2. Tại sao OKR lại quan trọng trong quản trị doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có thể quản trị mục tiêu tốt hơn với OKR
Phương pháp quản trị OKR mang lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp. Nguồn: MISA AMIS

Quản trị doanh nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất của những người đứng đầu một tổ chức. Vậy điều gì khiến quản trị mục tiêu OKR trở thành giải pháp quản trị doanh nghiệp được áp dụng nhiều đến thế? Dưới đây là những lợi ích mà OKR mang lại: 

  • Tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất: OKR giúp các doanh nghiệp tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất để đạt được thành công và đánh giá các hoạt động dựa trên những mục tiêu này. Trên cơ sở đó, nó có thể góp phần tối ưu về mặt hiệu suất cho doanh nghiệp. 
  • Định hướng công việc: OKR giúp định hướng công việc của các nhân viên và các phòng ban, hỗ trợ họ tập trung vào những mục tiêu có liên quan đến vai trò của họ trong một tập thể. 
  • Đo lường hiệu quả: OKR giúp đo lường hiệu quả đạt được của các mục tiêu và đánh giá kết quả công việc của các nhân viên. Điều này giúp các nhân viên cảm thấy có động lực để làm việc chăm chỉ hơn và đóng góp nhiều hơn cho tập thể. 
  • Tăng tính minh bạch và đồng thuận: OKR giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cung cấp thông tin về kết quả đạt được của các mục tiêu này. Điều này cũng làm tăng tính đồng thuận giữa các nhân viên và các phòng ban. 
  • Tăng sự linh hoạt và thích nghi: Quản trị mục tiêu OKR giúp các doanh nghiệp linh hoạt thích nghi với thị trường và môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Bằng cách tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, họ có thể thích nghi với các thay đổi và tối ưu hóa các hoạt động để đạt được mục tiêu. 
  • Tăng tính trách nhiệm và tự chủ: Quản trị mục tiêu OKR giúp tăng tính trách nhiệm và tự chủ của các nhân viên. Bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng và đo lường hiệu quả đạt được của chúng, các nhân viên có trách nhiệm hơn trong việc hướng tới các mục tiêu của mình và tự chủ trong cách làm việc của mình để đạt được nó. 
  • Giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực: OKR giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực và nhiều động lực. Các nhân viên được khuyến khích tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất và được đánh giá dựa trên hiệu quả đạt được của các mục tiêu này. Điều này giúp tạo ra một tinh thần cạnh tranh lành mạnh và động lực cho các nhân viên. 

3. Các bước để thiết lập quản trị mục tiêu OKR hiệu quả cho doanh nghiệp

Một quy trình cụ thể để triển khai OKR là cần thiết
Triển khai quản trị mục tiêu ORK cần có một quy trình cụ thể. Nguồn: Cefacom

Dưới đây là các bước để thiết lập quản trị mục tiêu OKR hiệu quả cho doanh nghiệp: 

  • Bước 1 – Xác định các mục tiêu chính của doanh nghiệp: Đầu tiên, bạn cần xác định các mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian cụ thể. Các mục tiêu này nên được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo chúng liên quan đến sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. 
  • Bước 2 – Chia sẻ các mục tiêu với tất cả nhân viên: Sau khi xác định các mục tiêu chính, bạn cần chia sẻ chúng với tất cả nhân viên trong doanh nghiệp để đảm bảo mọi người đều hiểu và cùng hướng đến các mục tiêu này. 
  • Bước 3 – Xác định các Key Results: Tiếp theo, bạn cần xác định các Key Results (KRs) để đo lường tiến độ đạt được các mục tiêu. KRs phải cụ thể, đo được và liên quan trực tiếp đến các mục tiêu đã đề ra. 
  • Bước 4 – Thiết lập mức độ hoàn thành cho các KRs: Mỗi KR cần được đánh giá về mức độ hoàn thành, ví dụ như “hoàn thành 80% trong quý này”. Điều này sẽ giúp đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu. 
  • Bước 5 – Đặt ra các hành động cụ thể để đạt được các KRs: Cuối cùng, bạn cần đặt ra các hành động cụ thể để đạt được các KRs và các mục tiêu. Các hành động này nên được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận và nhân viên để đảm bảo mọi người hiểu và chịu trách nhiệm về việc đạt được KRs và mục tiêu. 

4. Làm thế nào để đánh giá quản trị mục tiêu ORK?

Những thang đo cụ thể là công cụ để đánh giá kết quả triển khai OKR
Đánh giá kết quả triển khai OKR dựa trên những công cụ thang đo cụ thể. Nguồn:ATP Holdings

Hãy tự đặt ra câu hỏi rằng “Bạn đã làm cách nào để đạt được mục tiêu mà chính mình đã đề ra” nếu bạn đang gặp phải khó khăn trong vấn đề đánh giá và đo lường quản trị mục tiêu ORK. Hãy tham khảo cách đánh giá phương pháp này dựa vào các tiêu chí sau: 

  • Xác định các mục tiêu chính và chỉ số thành công (KR): Xác định mục tiêu chính và cần đảm bảo chúng phải thật rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được bằng thang điểm để đảm bảo rằng bạn có thể đánh giá chúng một cách hiệu quả. Đồng thời, vạch ra chính xác các chỉ số thành công KR, đảm bảo chúng có thể đo lường được, có thể đạt được trong khoảng thời gian cụ thể. 
  • Đặt ra các mục tiêu SMART: SMART là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn). Các mục tiêu SMART giúp đảm bảo rằng mục tiêu của bạn được xác định rõ ràng và có thể đánh giá được. 
  • Theo dõi tiến độ: Theo dõi tiến độ của các KR để đảm bảo rằng bạn đang đạt được mục tiêu của mình. Nếu bạn không đạt được KR, hãy tìm cách điều chỉnh kế hoạch của bạn để đạt được mục tiêu của mình. 
  • Đánh giá và cải tiến: Cuối cùng, đánh giá kết quả của các KR và các mục tiêu của bạn để xác định các cải tiến cần thiết cho hệ thống OKR của bạn. 

5. Những thách thức trong việc áp dụng OKR

OKR khi triển khai trong doanh nghiệp cũng gặp phải nhưng khó khăn nhất định
Một số thách thức khi triển khai phương pháp quản trị mục tiêu OKR. Nguồn: ICT Vietnam

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng quản trị mục tiêu OKR, có một số thách thức cần được vượt qua để đảm bảo hiệu quả của phương pháp này, bao gồm: 

  • Đặt ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp. 
  • Thiếu sự cam kết từ các bên liên quan sẽ khiến kết quả sau cùng không như mong muốn. 
  • Thiếu sự tập trung vào kết quả, phương pháp OKR chỉ có hiệu quả nếu tập trung vào mục tiêu cuối cùng chứ không chỉ đơn thuần là tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Thiếu sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp: OKR có thể không phù hợp với một số văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như những doanh nghiệp truyền thống.  
  • Không đo lường kết quả đúng cách: Nếu không có các công cụ đo lường chính xác hoặc không đo lường đúng mục tiêu, OKR có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Như vậy, đến đây khái niệm quản trị mục tiêu OKR đã được làm rõ. Hiểu chính xác quản trị mục tiêu OKR là gì và cách mà chúng vận hành sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong quá trình áp dụng và triển khai phương pháp này. BEMO sẵn sàng cung cấp đa dạng các giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình quản trị mục tiêu OKR. Liên hệ ngay với đội ngũ chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhé.