Quản lý hiệu suất là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hiệu suất

Tại sao hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp áp dụng đánh giá hiệu suất để tạo động lực cho nhân viên làm việc? Có lẽ, ít nhất một lần bạn đã từng đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên. Vậy quản lý hiệu suất là gì mà nhiều doanh nghiệp áp dụng đến vậy?  Mời bạn cùng BEMO tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới! 

Hiệu suất làm việc của doanh nghiệp
Quản lý hiệu suất là gì?  Nguồn: Pinterest

1. Quản lý hiệu suất là gì? 

Bạn thường cho rằng, những bảng đánh giá, thang điểm hoặc phản hồi cuối năm là cách để đánh giá hiệu suất làm việc, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của cả một quá trình. 

Hiểu đơn giản, vào một thời điểm nhất định (thường là vào đầu năm) doanh nghiệp sẽ lập ra một kế hoạch với mục tiêu rõ ràng, vạch ra lộ trình cụ thể và đưa xuống từng bộ phận, triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực thi, doanh nghiệp sẽ dựa vào mục tiêu đã đề ra,  không ngừng theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu đó. Nhờ vậy, nhà quản trị có thể giúp nhân viên cải thiện năng suất làm việc, nâng cao chất lượng đầu ra, mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp bằng những phần thưởng về mặt giá trị lẫn tinh thần.  

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hiệu suất 

Trong quá trình quản lý hiệu suất, luôn có những yếu tố tác động lẫn nhau làm ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và phản hồi. Để có thể nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, BEMO sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hiệu suất mà một nhà quản trị cần biết. 

Hiệu suất làm việc của nhân viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hiệu suất . Nguồn: Pinterest

2.1. Lấy mục tiêu phát triển năng lực nhân viên làm gốc 

Đừng nên xem thường yếu tố này, bởi sự phát triển của nhân viên chính là sự phát triển của doanh nghiệp. Đào tạo và nuôi dưỡng nhân tài là một quá trình rất dài và đòi hỏi nhiều công sức. 

Nhà quản trị nên theo sát và cùng nhân viên đặt ra mục tiêu cá nhân, nhóm và tổ chức. Vì năng lực mỗi người là khác nhau, do đó mục tiêu cũng khác nhau. Quản lý nên là người đồng hành cùng nhân viên, hỗ trợ họ lập mục tiêu cá nhân kết hợp với kế hoạch của tổ chức.  

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, nhà quản trị phải không ngừng đưa ra những thử thách, cơ hội để nhân viên có thể phát huy năng lực, vận dụng sở trường vào những công việc nhất định. Qua những việc làm như thế, nhân viên có thể nhận ra đâu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bồi dưỡng giá trị thực tại của mình.  

2.2. Tập trung phản hồi vào điểm mạnh và tìm giải pháp cho những điểm yếu 

Quá tập trung vào điểm yếu, thường xuyên chỉ ra những sai lầm chỉ làm cho tổ chức ngày càng mất đi tinh thần phấn đấu, gia tăng sự căng thẳng, áp lực trong nội bộ. Những doanh nghiệp lớn, tồn tại trường tồn qua nhiều thập kỷ, không bao giờ đánh giá hiệu suất bằng cách chỉ ra từng khuyết điểm của nhân sự.

Thay vào đó, sau mỗi lần nhìn nhận và đánh giá, nhà quản trị nên tập trung vào những điểm mạnh, tuyên dương những cá nhân có biểu hiện tốt, đạt thành tích đáng tự hào và tìm ra những giải pháp hiệu quả để khắc phục những thiếu sót.  

Trong quá trình thực hiện khảo sát để đưa ra phản hồi, doanh nghiệp nên đề xuất những câu hỏi mở, khơi gợi sự trung thực, khách quan của nhân viên, tôn trọng ý kiến cá nhân để nhân viên cởi mở, mạnh dạn bộc bạch quan điểm của mình.

Nhờ đó, doanh nghiệp có được những đánh giá thực tế, sâu sắc, giải quyết được nhiều vấn đề mà những cuộc khảo sát bình thường khó phát hiện được.  

Truyền động lực cho nhân viên
Tập trung vào điểm mạnh để tăng động lực thực hiện. Nguồn: Pinterest

2.3. Theo dõi, lưu trữ bản ghi về tiến độ, hiệu suất, mục tiêu, phản hồi 

Để có được những kiểm tra, đánh giá kịp thời, doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát, đưa ra những thống kê theo tháng, quý, năm. Mỗi tháng doanh nghiệp sẽ cập nhật những dự án đã thực hiện, đang tiến hành, lấy ý kiến và lưu trữ số liệu để có được cái nhìn khách quan, kịp thời điều chỉnh.  

Nếu doanh nghiệp không thường xuyên đánh giá, tổ chức sẽ khó quản lý hiệu suất. Những sai sót nhỏ, hoặc những bất cập xảy ra có thể làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp  và cả những đối tác xung quanh. 

3. 4 bước xây dựng quy trình quản lý hiệu suất hiệu quả 

Để quản lý hiệu suất hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình cụ thể, rõ ràng với  4 bước như sau: 

  • Bước 1: Hoạch định 

Nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn hoạch định chính là kế hoạch, nhưng thực ra, hoạch định bao gồm cả mục tiêu. Doanh nghiệp cần xác định thành quả hay mục đích cần đạt được trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ đó lập ra kế hoạch cụ thể trong tháng, quý, năm. Mục tiêu và kế hoạch cần hỗ trợ và phản ánh nhau để hoạch định được rõ ràng và dễ tiếp cận.  

  • Bước 2: Theo dõi 

Đây hẳn là bước không còn quá xa lạ với các nhà quản trị. Bởi trong quá trình thực hiện, công việc của nhà quản trị cấp trung chính là không ngừng theo dõi, cập nhật tiến độ với cấp trên để có những điều chỉnh phù hợp với kế hoạch đã đưa ra. 

  • Bước 3: Phản hồi và đánh giá 

Sau khi theo dõi tình hình, nhà quản trị phải có nhiệm vụ đánh giá kết quả và đưa ra phản hồi với nhân viên thực thi. Nhờ đó, nhân viên nhận biết được việc làm của mình có tốt không và cần sửa chữa ở đâu để có thể làm tốt hơn, phù hợp với mục tiêu của tổ chức. 

  • Bước 4: Phát triển đội ngũ 

Nhờ có bước 3, nhân viên đã phần nào tiến bộ hơn rất nhiều. Những đánh giá, phản hồi chính là nhân tố chủ đạo giúp nhân viên hiểu được giá trị bản thân, cải thiện kỹ năng và điều chỉnh để đáp ứng cao yêu cầu doanh nghiệp.  

Hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự
Phát triển đội ngũ nhân sự tiến bộ và đầy triển vọng qua đánh giá hiệu suất. Nguồn: Pinterest

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được quản lý hiệu suất là gì? Để có thể thực hiện đánh giá hiệu suất hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự đầu tư và quy trình rõ ràng. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ hoặc chưa thật sự hiểu về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho BEMO qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.cloud để được giải đáp những thắc mắc và tư vấn về những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 4.0.