feature-thau-hieu-the-he-gan-x-va-y-trong-tuyen-dung

Thấu hiểu thế hệ gen Y và Z trong tuyển dụng

Nằm trong thời điểm dân số vàng với lực lượng lao động dồi dào, thế hệ (Gen) Y & Z  đã và đang là mục tiêu săn đón của các doanh nghiệp nhằm cống hiến cho sự phát triển dài lâu. Nhưng để tuyển dụng Gen Y & Z đòi hỏi các doanh nghiệp phải thấu hiểu họ để vạch ra chiến lược thu hút, quy trình tuyển dụng phù hợp cũng như có kế hoạch kết nối với các thế hệ trước. 

Tuy nhiên, thế hệ mới này họ là ai, cần gì từ doanh nghiệp để có thể nỗ lực cống hiến hết mình và mang đến thành tích vẻ vang?

1. Thế hệ Y, Z là ai?

tuyển dụng gen Z
Thế hệ Gen Y và Z khác nhau như thế nào? Nguồn: LinkendIn.

Đây là 2 khái niệm đang nổi cộm trong vài năm trở lại đây, và được khai thác rất nhiều từ các lĩnh vực như Marketing và HR. 

Thế hệ gen Y dùng để nói đến những người sinh từ năm 1980 đến 1996. Đây là giai đoạn công nghệ bắt đầu bứt phá với nhiều thiết bị thông minh ra đời phục vụ nhu cầu của con người. Thế hệ này có tính cách nóng vội như sự bùng nổ công nghệ nên luôn muốn công việc phải nhanh gọn, tức thời. 

Thế hệ gen Z được cho rằng sinh từ năm 1997 đến 2015. Họ nhận nhiều ưu ái hơn khi cuộc sống đầy đủ tiện nghi và được tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến nhất. Hiện nay, khái niệm này vẫn còn gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng thế hệ gen Z sinh ra sớm hơn thời gian trên. 

2. Gen Y cần gì từ doanh nghiệp? 

Gen Y trong tuyển dụng doanh nghiệp.
Thấu hiểu Gen Y cần gì giúp doanh nghiệp có phương pháp đào tạo và chính sách hợp lí. Nguồn: LinkendIn.

Hiện tại, độ tuổi của Gen Y rơi vào 25 đến 41 và họ nắm bắt kiến thức về công nghệ rất nhanh. Đồng thời mật độ lao động của nhóm tuổi này đang cao nhất hiện nay và đóng vai trò chủ chốt trong thị trường tuyển dụng. 

Đối với Gen Y, họ luôn khao khát có được cơ hội thể hiện bản thân, cũng như nhu cầu được doanh nghiệp đào tạo để phát triển sự nghiệp. Dựa trên nghiên cứu của Bridge, khi gen Y được tham gia các khoá đào tạo họ sẽ hăng hái làm việc hơn và 86% nhân viên gắn bó với công ty.

Bên cạnh đó, khi tham gia vào tổ chức nào, Gen Y cũng đòi hỏi sự thăng tiến và quan tâm đến việc doanh nghiệp có sẵn sàng hỗ trợ họ hay không. Thế nên, nhà tuyển dụng nên chú trọng những yếu tố dưới đây khi có ý định chiêu mộ đối tượng này: 

  • Áp dụng mô hình game hóa

Nghĩa là doanh nghiệp nên phân chia công việc của họ thành nhiều đầu mục nhỏ, và sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ sẽ có phần thưởng tương ứng. Điều này là động lực thúc đẩy họ làm việc năng suất cũng như cống hiến dài lâu cho công ty.

  • Được công nhận

Vì là thế hệ đòi hỏi mọi việc phải có kết quả ngay nên cái tôi của họ rất cao. Do đó, họ luôn muốn được cấp trên công nhận tài năng của mình, từ đó ra sức nỗ lực hơn. 

  • Có sức ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp

Vì bản thân muốn thể hiện năng lực, nên Gen Y luôn muốn có sức ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Cấp lãnh đạo nên để họ góp chung tiếng nói vào văn hóa tổ chức để họ thấy bản thân được coi trọng và gắn bó hơn. 

  • Môi trường làm việc số

Vì là thế hệ được sinh ra trong giai đoạn công nghệ bùng nổ nên họ mong muốn các thiết bị số được áp dụng trong công việc. Môi trường làm việc hiện đại, số hóa luôn thu hút thế hệ này làm việc lâu dài.

3. Gen Z: thế hệ mới, tuyển dụng kiểu mới

Khác biệt trong tuyển dụng đối với Gen Z.
Doanh nghiệp cần thay đổi phương pháp tuyển dụng đối với Gen Z. Nguồn: LinkedIn.

Tiếp nối Gen Y, thế hệ gen Z có cơ hội được thừa hưởng công nghệ hiện đại ngay từ khi sinh ra và lâu dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Theo báo cáo, một bạn Gen Z 10 tuổi có ít nhất 1 chiếc điện thoại và mất khoảng 3 tiếng để sử dụng mỗi ngày. 

Với nhu cầu mạnh mẽ về công nghệ, họ luôn đòi hỏi phải được trải nghiệm các công nghệ mới nhanh nhất để thể hiện sự “sành điệu”. Điều này cũng được áp dụng vào công việc, khi Gen Z luôn đòi hỏi mọi quy trình phải tự động hóa hoặc có sự can thiệp của phần mềm. 

Ngoài ra, thế hệ gen Z cũng có thiện cảm với doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động xã hội (CSR), và công việc mang đến giá trị cho cộng đồng. Thế nên, để lôi kéo được Gen Z gia nhập tổ chức, doanh nghiệp cần phải:

  • Bộ máy quản trị tự động

Sử dụng những phần mềm quản trị như ERP sẽ kích thích năng suất làm việc của họ và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp. 

  • Phản hồi thường xuyên

Gen Z rất mong muốn được hoàn thiện bản thân từ các phản hồi của cấp trên, vì điều này cho thấy công việc họ làm đúng định hướng doanh nghiệp hay không. Thế nên, cấp quản lý cần phải thực hiện phản hồi, đánh giá liên tục trong quá trình làm việc với họ để có thể tạo động lực làm việc hiệu quả hơn.

  • Doanh nghiệp phải hỗ trợ nhân viên

Cũng giống như Gen Y, thế hệ Z đặt ra rất nhiều kỳ vọng vào sự nghiệp, họ muốn nhận được cam kết thăng tiến từ phía doanh nghiệp. Nghĩa là, họ cần tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, được đầu tư kinh phí vào những buổi học bên ngoài để phát triển bản thân hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy họ làm việc với khối lượng công việc nhiều hơn và chất lượng hơn. 

  • Sự minh bạch

Sự minh bạch đối với Gen Z là cơ hội để nỗ lực cạnh tranh trong công việc. Họ luôn muốn các thông báo và chính sách đều được truyền thông rõ ràng qua các kênh nội bộ, qua các cuộc họp khẩn khi phát sinh vấn đề. 

Với việc thấu hiểu Gen Y và Z, các doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược phù hợp nhằm thu hút và giữ chân họ dài lâu. Hơn nữa, vì được sinh ra trong thời đại số, nên thế hệ này luôn mong muốn doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ vào quy trình quản trị nhằm tối ưu hiệu suất. Do vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống BEMO ERP, hoặc phần mềm quản trị tiện lợi để tham khảo.