Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số đo lường KPI vs OKRs
KPI vs OKRs là hai chỉ số đo lường quan trọng trong đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ và nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Liệu giữa KPI và OKRs, đâu là chỉ số đánh giá hiệu quả mà doanh nghiệp nên lựa chọn? Trước khi đưa lên bàn cân để so sánh, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm kiến thức về hai từ khóa KPI và OKRs thông quan bài viết dưới đây.
Table of Content
1. Tìm hiểu khái niệm hai chỉ số đo lường KPI vs OKRs
1.1 Khái niệm KPI
KPI được viết tắt từ thuật ngữ Key Performance Indicators là chỉ số đo lường hiệu suất làm việc hiệu quả của cá nhân hay tổ chức được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể. Dựa vào tiêu chí KPI, cấp quản lý có thể đánh giá, so sánh năng lực giữa các cá nhân, phòng ban khác nhau trong công ty.
Để KPI phát huy tối đa giá trị, doanh nghiệp cần:
- Hoạch định mục tiêu chung rõ ràng và chính xác.
- Phân bổ mục tiêu từng phòng ban, cá nhân minh bạch, công bằng.
- Dựa vào năng lực làm việc của mỗi cá nhân và phòng ban mà doanh nghiệp phân chia KPI phù hợp.
1.2 Khái niệm OKRs
Sự xuất hiện phổ biến của “chạy KPI” hay “đạt KPI” đã đưa khái niệm KPI lan tỏa gần hơn trong môi trường văn phòng, ngược lại từ khóa OKRs vẫn còn khá xa lạ với nhiều nhân sự và các bộ phận. Vậy khái niệm OKRs được hiểu như thế nào?
OKRs là từ khóa viết tắt từ thuật ngữ Objectives and key results, đây là phương pháp quản lý mục tiêu và kết quả chính giúp liên kết mục tiêu tổ chức và cá nhân theo một thể thống nhất. Dựa vào chỉ số OKRs, doanh nghiệp có thể hiểu đích đến cuối cùng rõ hơn cần hướng tới và đưa ra những phương pháp, kế hoạch để “cán đích” thành công. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ ORK, độc giả có thể tiếp tục đi cùng Bemo qua đoạn phân tích bên dưới…
2. Phân biệt KPI vs OKRs
2.1 3 điểm giống nhau
- KPI vs OKRs đều là biến thể mô hình quản trị mục tiêu MBO (Management by Objectives)
- Định lượng rõ ràng, minh bạch.
- Tác động tích cực đến năng suất hoạt động kinh doanh công ty nói chung và mỗi phòng ban, cá nhân nói riêng.
2.2 3 điểm khác biệt
Mục đích sử dụng:
- KPI: Đo lường hiệu suất làm việc của nhân sự dựa vào dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ, KPI hướng đến những mục đích tầm trung, có khả năng đạt được.
- OKRs: Chỉ số hướng đến những dự tính trong tương lai, OKRs phát huy tối đa nội lực đang có sẵn, để chinh phục những tham vọng cao lớn, khó khăn hơn.
Tính chất cốt lõi
- KPI: Trọng tâm đặt ở chỉ số cụ thể, không giới hạn số lượng KPI cần theo dõi đồng thời trong một chu kỳ thực hiện, luồng công việc được phân theo tháp một chiều “từ trên xuống dưới”.
- OKRs: Trọng tâm đặt ở mục tiêu, giới hạn từ 3 đến 5 kết quả chính cần đạt được để hoàn thành mục tiêu, luồng công việc chảy theo không gian ba chiều: trên xuống, dưới lên, chéo sang.
Chu kỳ theo dõi
- KPI: Có thể thiết kế chi tiết, diễn ra hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- OKRs: Thường chỉ thực hiện theo chu kỳ quý.
2.3 Ví dụ trực quan về KPI vs OKRs
KPI được đo lường bằng chỉ số định lượng gắn với đối tượng nhất định, rất ít trường hợp KPI được đo lường bằng định tính.
- KPI của bộ phận kinh doanh: Dữ liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh, doanh số bán hàng của nhân viên kinh doanh,…
- KPI của bộ phận nhân sự: Số lượng CV ứng tuyển thông qua kênh online và offline, tỷ lệ tuyển dụng thành công,…
- KPI của bộ phận công nghệ: Tỷ lệ giữ chân khách hàng vào website, thời gian trung bình chờ đợi của khách hàng,…
- KPI của bộ phận CRM: Số lượng cuộc gọi chăm sóc khách hàng, thời gian trò chuyện trên mỗi cuộc gọi giữa nhân viên và khách hàng,…
- KPI của bộ phận Marketing: Số lượng người dùng mới tiếp cận được trong 1 chiến dịch, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách mua hàng…
OKRs thường đặt ra mỗi chu kỳ với một mục tiêu tổng thể, để đạt được mục tiêu cần đạt được 3 đến 5 kết quả chính:
- OKRs của bộ phận CRM
- O: Giữ chân khách hàng cũ hiệu quả
- KR: Thực hiện cuộc gọi chăm sóc dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có
- KR: Xây dựng chương trình “Đổi điểm, tặng quà”
- KR: Tăng cường hỗ trợ vấn đề khách hàng cũ trên đa nền tảng.
- O: Giữ chân khách hàng cũ hiệu quả
- OKRs của bộ phận kinh doanh
- O: Đạt doanh thu quý IV đạt mốc lịch sử 500 triệu
- KR: Doanh thu tháng 10 đạt 200 triệu
- KR: Doanh thu tháng 11 đạt 150 triệu
- KR: Doanh thu tháng 12 đạt 150 triệu
- OKRs của bộ phận công nghệ
- O: Tạo ra cơn sốt trò chơi Flappy Bird phiên bản 2023
- KR: Đạt được 100000 lượt tải trò chơi trên App Store và CH Play
- KR: Sản phẩm được đánh giá 4.5/5 sao trên đa phương tiện
- KR: Tỉ lệ người chơi đăng nhập liên tiếp trong vòng 1 tuần chiếm 90%
- KR: Thời gian trung bình đăng nhập vào trò chơi của mỗi user ít nhất 30 phút/ ngày.
- O: Đạt doanh thu quý IV đạt mốc lịch sử 500 triệu
3. Tính liên kết giữa KPI và OKRs
3.1 Sự kết hợp KPI và OKRs
Doanh nghiệp cần KPI để đo lường hiệu suất nhân sự cũng như theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại, bên cạnh đó OKRs gắn liền với mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp cần hướng tới, giải quyết những vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng cho sự đổi mới, cải tiến. KPI giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất, chất lượng công việc còn OKRs giúp doanh nghiệp vươn xa hơn đạt đến những tham vọng đỉnh cao hơn. Vì vậy, ban lãnh đạo cần khéo léo kết hợp giữa KPI và OKRs sao cho phát huy tối đa giá trị cộng hưởng của hai chỉ số này, giúp doanh nghiệp có tốc độ phát triển vượt bậc trên thị trường.
3.2 Chuyển hóa chỉ số đo lường KPI sang OKRs
Để chuyển hóa KPI sang OKRs hiệu quả cần thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Phân loại KPI theo từng nhóm liên quan và đặt mục tiêu chung cho từng nhóm.
Bước 2: Với mỗi nhóm KPI, chọn lọc 3-5 KPI quan trọng làm kết quả then chốt
Bước 3: Sử dụng mô hình SMART để đánh giá mức độ chính xác của từng kết quả then chốt. Để mỗi chỉ số KPI chuyển sang kết quả then chốt được hiệu quả cần đạt được những tiêu chí sau:
- Tính cụ thể
- Có thể đo lường
- Tính khả thi
- Tính liên quan
- Thời gian hoàn thành
4. Doanh nghiệp nên lựa chọn chỉ số KPI hay OKRs
Trong thời đại công nghệ chuyển đối số, mức độ cạnh tranh trong các ngành nghề ngày càng diễn ra khốc liệt, để không bị bỏ rơi cũng như thụt lùi so với đối thủ, doanh nghiệp cần ứng dụng bộ chỉ số vạn năng KPI và OKRs đồng hành trên con đường phát triển.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi, có tính kỷ luật cao và luôn đồng lòng với mục tiêu chung với công ty. Để vận hành mô hình kết hợp KPI vs OKRs dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm phần mềm Bemo Cloud – giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị mục tiêu hiệu quả.
Với phân hệ Quản lý giao việc của Bemo Cloud, doanh nghiệp có thể linh động phân bổ KPI phù hợp với năng lực từng cá nhân và phòng ban, báo cáo đa chiều giúp cấp quản lý có thể dễ dàng theo dõi tiến trình hoàn thành công việc trên giao diện trực quan.
Bên cạnh đó, kho dữ liệu dự án thể hiện thông tin một cách cụ thể, cập nhật liên tục, cho phép cá nhân và phòng ban có thể giám sát, theo dõi tình hình tiến độ công việc, bám sát chỉ số OKRs mục tiêu và kết quả then chốt đã đề ra.
Hãy liên hệ với BEMO qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.com để được nhân viên tư vấn chăm sóc trực tiếp, tận tâm.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho doanh nghiệp góc nhìn đa chiều về KPI vs OKRs. Nếu hai chỉ số được kết hợp khéo léo, sẽ tạo ra kết quả vượt bậc trong đánh giá đo lường và thiết lập mục tiêu hiệu quả, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp phát triển vượt trội trong kỷ nguyên số.