feature-hoc-hoi-bi-quyet-tu-google

Học hỏi kinh nghiệm quản lý nhân sự, bí quyết điều hành tại Google

Google – một trong những tập đoàn công nghệ lớn với hơn 62.000 nhân viên trên thế giới, đã được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất bởi tạp chí Business Insider. Với số lượng nhân sự hùng hậu, cùng sự đa dạng phòng ban, việc quản trị tưởng chừng như phức tạp lại trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thành công của Google đến từ sự đổi mới không ngừng cùng cách điều hành, quản lý xuất sắc của đội ngũ quản trị. Vậy, bí quyết điều hành của Google, chiến lược quản lý nhân sự nào đã được Google áp dụng để đạt được thành tựu như hiện nay?

1. Để nhân viên tự do đưa ra ý tưởng

Bí quyết sáng tạo từ google
Bí quyết điều hành của Google là luôn khuyến khích nhân viên tự đưa ra ý tưởng của mình. Nguồn: LinkedIn

Tại Google, cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho nhân viên được chia sẻ, trao đổi và họp mặt thông qua Google Café. Các nhà quản lý cho rằng điều này sẽ tạo môi trường gần gũi, đa dạng, làm cho nhân viên thoải mái và tạo ra nhiều ý tưởng hơn. Mỗi ý tưởng của nhân viên khi đưa ra đều được tích cực ghi nhận.

Bên cạnh đó, Google còn cho phép nhân viên gửi mail đến ban quản trị để trao đổi vấn đề, thắc mắc hay những ý kiến đóng góp nếu nhân viên không muốn trình bày trực tiếp.

Google cũng tổ chức cuộc họp mỗi thứ 6 hằng tuần có tên TGIF (Thank God It’s Friday) để trao đổi về những vấn đề đã diễn ra trong tuần. Họ khuyến khích nhân viên nói lên ý kiến riêng, trình bày suy nghĩ của mình về những vấn đề đáng chú ý khác. 

2. Lấy nhân viên làm trung tâm và xây dựng công ty của nhân viên

Nhân sự chính là tài sản quý giá của doanh nghiệp vì thế Google luôn lấy nhân viên trung tâm của sự phát triển, họ xem tiếng nói của nhân viên là những đóng góp quan trọng cho sự thành công và đổi mới của doanh nghiệp.

Trước một sự kiện nào đó, nhân viên của Google thường được đặt câu hỏi thông qua Moderator (cuộc thảo luận trên diễn đàn trực tuyến), và các cá nhân được bỏ phiếu lựa chọn câu hỏi thú vị nhất. Như vậy khi sự kiện diễn ra, nội dung của vấn đề, câu hỏi đều được đóng góp và xây dựng bởi mọi người.

Thêm vào đó, Google còn sử dụng chính sách 20%, cho phép nhân viên dùng 1/5 thời gian để thực hiện dự án mà họ thấy thú vị. Điển hình như: Moderator, Gmail, Google Earth…là thành quả của chiến thuật 20% này.

Đây chính là mấu chốt phát triển sản phẩm, dịch vụ thành công, vì các nhân viên đều tận tâm, sẵn sàng cống hiến khi họ được làm điều mình yêu thích và được công nhận.  

Học hỏi Google quản trị doanh nghiệp
Học hỏi bí quyết điều hành của Google giúp doanh nghiệp khai thác tài năng nhân viên hiệu quả. Nguồn: LinkedIn

Đối với cấp quản lý, Google thường xuyên đánh giá năng lực dựa trên những thông tin về cách họ làm việc, giao tiếp, xây dựng môi trường cho thành viên trong team. Những nhà quản lý có kỹ năng tốt nhất sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm, hỗ trợ trao dồi thêm kỹ năng cho các nhà quản lý còn lại.

Với cách làm việc này, sau khóa huấn luyện hơn 75% nhà quản lý tại Google đã được đánh giá tốt hơn và cải thiện kỹ năng của mình.

Chiến lược quản trị trên của Google đã thúc đẩy tinh thần, gia tăng sự tự tin của nhân viên trong công việc, từ đó là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp.

3. Cách tiếp cận và xử lý vấn đề của công ty

Chìa khóa thành công tiếp theo của Google đó là cách họ tiếp cận và xử lý vấn đề của doanh nghiệp. Google sẽ chỉ tập trung vào vấn đề, chứ không tập trung quá nhiều vào người gây ra vấn đề. Bởi họ cho rằng:

  • Mọi nhân viên đều muốn kết quả tốt:

Các nhà quản lý tại Google hiểu rằng khiển trách nhân viên không giải quyết được vấn đề mà còn làm ảnh hưởng tinh thần của họ. Thay vào đó, nhà quản lý sẽ đưa ra nhắc nhở đến cả một đội, và tập trung diễn giải đến vấn đề chính mà họ mắc phải.

Với các tình huống trên, sau khi giải quyết vấn đề nhà quản lý có thể đưa ra những lời khuyên, lời động viên giúp nhân viên rút kinh nghiệm và trở nên tốt hơn. 

  • Thu hút, ghi nhận ý kiến số đông: 

Nếu nhà quản lý chỉ tập trung vào sai lầm và buộc người gây ra vấn đề đưa ra giải pháp, vấn đề sẽ không được giải quyết hiệu quả mà còn làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Khi đưa vấn đề của một phòng ban nào đó vào cuộc thảo luận chung, các nhân viên của phòng ban khác đôi khi cũng có thể đưa các ý tưởng, gợi ý đắt giá, giúp tìm ra giải pháp và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Google chọn cách công khai các vấn đề của từng phòng ban, vì họ muốn mở ra cơ hội cho những cá nhân hứng thú và muốn thử sức mình. Khi các nhân viên cùng đưa ra giải pháp và xử lý vấn đề, kết quả đương nhiên sẽ tốt hơn.

  • Cho mọi nhân viên biết định hướng cụ thể của công ty với “văn hóa chia sẻ”:

Tính minh bạch thông tin được xem là trụ cột thứ hai làm nên văn hóa của Google. Các nhân viên được cấp quyền truy cập lộ trình ra mắt, kế hoạch sản phẩm, mục tiêu theo từng tháng, tuần… ngay từ ngày đầu tiên nhận việc.

Chính sự “thoải mái” trong cách chia sẻ thông tin, vấn đề này của Google đã xóa đi bức tường ngăn cách giữa các phòng ban, các nhân viên với nhau và khác hoàn toàn so với lối quản trị truyền thống, phân cấp và kiểm soát chặt chẽ. 

Bên cạnh đó, trưng cầu ý kiến nhân viên về các vấn đề tồn đọng cũng là một nét văn hóa doanh nghiệp đặc sắc được Google xây dựng thành công. Với từng vấn đề, một đội ngũ riêng sẽ được thành lập để giải quyết vấn đề đó.

4. 8 nguyên tắc trong bí quyết điều hành của Google

Yếu tố tiếp theo có thể kể đến trong các điều hành của mình đó là Google đã áp dụng phương pháp quản trị “8 thói quen của các nhà quản lý hiệu quả”. Đây được xem là bộ nguyên tắc để nâng cao kỹ năng của các nhà quản lý tại Google, giúp doanh nghiệp vận hành tốt và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là các thói quen đó:

  • Trở thành người “thuyền trưởng” tài ba:

Khéo léo cân bằng yếu tố tích cực và tiêu cực trong những nhận xét của mình. Tổ chức gặp gỡ, trình bày giải pháp theo điểm mạnh của từng nhân viên.

  • Phân quyền cho nhóm thay vì quản lý nhỏ lẻ:

Nhà quản lý cần cân bằng giữa việc trao quyền xử lý công việc cho các nhân viên, sẵn sàng hỗ trợ, đưa ra những thử thách thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển cho nhân viên.

  • Khen thưởng thành công của nhân viên:

Một lời khen đúng lúc sẽ là nguồn động lực to lớn cho nhân viên tạo cho họ cảm giác được công nhận, và được giúp đỡ trong công việc.

  • Định hướng mục tiêu rõ ràng:

Nhà quản lý cần tập trung vào mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến và đặt cụ thể từng mục tiêu cho nhân viên, đội, nhóm để công việc được triển khai một cách hiệu quả nhất. Từ đó, các nhóm, nhân viên sẽ biết đâu là công việc cần ưu tiên và đưa ra các quyết định, cách triển khai phù hợp.

  • Trở thành người sếp thân thiện:

Nhà quản lý luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ mọi vấn đề, tạo các cuộc đối thoại cởi mở, thoải mái cho nhân viên.

  • Phát triển con đường sự nghiệp cho nhân viên:

Hỗ trợ và đưa ra định hướng, lộ trình phát triển của nhân viên.

  • Có tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho đội nhóm làm việc:

Luôn gắn liền sứ mệnh, mục tiêu vào hành động của nhóm và theo sát chiến lược doanh nghiệp đã đề ra.

  • Không ngừng trau dồi kỹ năng công nghệ:

Bắt kịp với sự chuyển mình của thời đại, công nghệ số luôn tiêu chí hàng đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khi nhà quản lý được trang bị đầy đủ các kỹ năng này, họ dễ dàng hỗ trợ nhân viên khi cần và giải quyết tốt những thách thức bằng công nghệ.

Trên đây là những bí quyết điều hành, quản lý nhân sự tạo nên sự thành công của Google. Bemo hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản trị và điều hành công việc.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm bộ giải pháp chuyển đổi số phù hợp để hỗ trợ xây dựng đội ngũ nhân viên, hãy liên hệ ngay với Bemo để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí nhé!