Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thực sự cấp thiết?
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết những giá trị của xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và bỏ lỡ hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức này. Thế nên, bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp là gì? Đồng thời giải thích tại sao phải xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Table of Content
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Khi xét đến khái niệm văn hóa doanh nghiệp, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm lập luận khác nhau trên mạng. Vì văn hóa doanh nghiệp của mỗi tổ chức sẽ khác nhau, và phụ thuộc vào quan điểm của cấp lãnh đạo hay người chủ.
Nhưng những giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp mà mọi tổ chức cần phải có gồm niềm tin, thái độ, nhận thức, và tư duy – áp dụng lên mọi nhân lực nội bộ. Chính những điều này giúp tổ chức tạo ra văn hóa doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nếu một doanh nghiệp xây dựng văn hóa nội bộ thành công thì sẽ thu hút nhiều nhân tài cống hiến hơn cho tổ chức, vì họ thấy được những giá trị to lớn khi là một thành viên của doanh nghiệp. Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, các công ty Việt Nam nên cân nhắc 3 giá trị gồm:
- Thành thực: Giá trị này đảm bảo không ai gian dối trong công việc, thực hiện đúng quy định, không sử dụng chiêu trò để chiếm đoạt tài sản công.
- Tự giác: Đây là giá trị thúc đẩy nhân viên chủ động làm việc, chịu trách nhiệm với kết quả đạt được, cống hiến hết mình vì lợi ích tổ chức.
- Thái độ đúng đắn: Lời ăn tiếng nói phải khiêm tốn, trao đổi đúng việc đúng người.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng văn hóa sáng tạo, đoàn kết, thấu hiểu….để giúp tập thể đạt được nhiều giá trị hơn. Kết hợp nhuần nhuyễn các giá trị văn hoá này sẽ tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp, tạo nên hình ảnh thương hiệu và làm tăng mức độ uy tín của công ty trên thị trường.
2. Tại sao phải xây dựng văn hóa?
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định thành công của tổ chức, và là tài sản vô hình tạo nên khác biệt thương hiệu. Do đó, lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm:
- Sự cống hiến của nhân viên
Khi doanh nghiệp có một văn hóa doanh nghiệp vững chắc, nhân viên sẽ sẵn sàng cống hiến. Họ thấy được môi trường làm việc nhất quán, đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, doanh nghiệp công bằng, quá trình làm việc xuyên suốt, kết nối. Do đó, họ sẽ trung thành hơn, hạn chế nhảy việc và giúp tối ưu chi phí.
- Hạn chế xung đột
Văn hóa doanh nghiệp sẽ hạn chế các cuộc xung đột của nhân viên, vì công ty có một quy chuẩn về hành vi, cách làm việc đồng nhất, hỗ trợ lẫn nhau thay vì mỗi người mỗi ý.
- Nâng cao hiệu suất làm việc
Khi nhân viên thấy rõ được định hướng, mục tiêu công việc rõ ràng, các mối quan hệ giữa đồng nghiệp tốt đẹp, thì tất nhiên họ sẽ hăng say làm việc, đem đến năng suất vượt trội.
- Lợi thế thu hút nhân tài
Giúp doanh nghiệp có các chính sách tốt, kỷ luật cao, lộ trình phát triển rõ ràng hơn. Đây là những yếu tố mà nhiều ứng viên mong muốn để tham gia và đóng góp sức lực cho doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững
Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những nhân lực không phù hợp, thay thế bằng các cá thể thích ứng, có chung định hướng phát triển với doanh nghiệp. Điều này mang đến sự ổn định, gắn bó, phát triển dài lâu cho doanh nghiệp.
Chúng tôi tin rằng doanh nghiệp có một nền văn hóa phù hợp, sẽ tự nhiên đạt được các giá trị như dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, xây dựng thương hiệu dài lâu, có lượng nhân viên nhiệt huyết và khách hàng trung thành.
Lúc này, văn hóa sẽ trở thành thương hiệu của công ty bạn.
Nếu bạn quan tâm đến cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào, bạn sẽ tìm thấy tại đây
Với các lợi ích to lớn trên, văn hóa doanh nghiệp đã thể hiện tầm quan trọng và cần thiết của mình, tạo sự gắn kết, giá trị, niềm tin cho toàn thể nhân lực để tổ chức phát triển bền vững.
Văn hoá doanh nghiệp kết hợp với chuyển đổi số ERP sẽ mang đến cho doanh nghiệp một vũ khí sắc bén để cạnh tranh trên thị trường, cũng như quản trị dễ dàng hơn. Hãy liên hệ với BEMO để được tư vấn về triển khai và trải nghiệm ERP với chi phí cạnh tranh nhất.