Cách xây dựng đội ngũ kinh doanh gắn kết?

7 bước xây dựng đội ngũ kinh doanh gắn kết

Đội ngũ kinh doanh là tiềm lực quan trọng của doanh nghiệp. Họ chính là những người đề xuất ý tưởng, lên kế hoạch và thực hiện, đem lại nguồn thu kinh doanh góp phần duy trì và phát triển quy mô tổ chức. Nhưng trong nhiều doanh nghiệp, đội ngũ kinh doanh còn làm việc thiếu gắn kết và có tỷ lệ nhảy việc rất cao.  Trong bài viết dưới đây, BEMO muốn giúp các doanh nghiệp tăng sự gắn kết cho đội ngũ này nói riêng và tập thể tổ chức nói chung, thông qua gợi ý 7 bước xây dựng đội ngũ kinh doanh.

1. Đặt ra các tiêu chí tuyển dụng đầu vào 

Tuyển dụng đúng người sẽ mang đến hiệu suất làm việc cao, đội ngũ sẽ phát triển vượt bậc. Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần đặt ra các tiêu chí đầu vào rõ ràng, chẳng hạn như:

  • Tính cách của vị trí tuyển dụng như thế nào thì phù hợp?
  • Ứng viên có cần là người mong muốn được thử thách?
  • Hành vi của ứng viên nên chín chắn, tỉ mỉ, hay khéo léo, tránh xung đột?

Khi nhà tuyển dụng có thể đặt ra nhiều tiêu chí tuyển dụng thì sẽ dễ dàng đánh giá các ứng viên, chủ động tìm ra người phù hợp để hòa nhập văn hóa công ty và nhanh chóng gắn kết với đội ngũ. 

2. Định hướng mục tiêu rõ ràng 

Xây dựng đội ngũ kinh doanh như thế nào là hiệu quả?
Định hướng mục tiêu rõ ràng là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp thành công. Nguồn: Pinterest.

Trong một nhóm, người lãnh đạo phải để đồng đội hiểu rõ định hướng, mục tiêu của tập thể và chỉ tiêu cần đạt. Như vậy họ sẽ có trách nhiệm cùng nhau thảo luận, làm việc để hướng đến mục tiêu chung và gắn kết với nhau hơn. 

Khi định hướng được trình bày rõ ràng, mỗi nhân viên sẽ biết được nhiệm vụ của bản thân và có thể nâng cao tính tự giác.

3. Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm 

Đội ngũ kinh doanh sẽ phải đối mặt với nhiều khách hàng, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau tuỳ theo đa dạng tính cách. Do đó, cấp lãnh đạo hãy tận dụng điều này để tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm làm việc với khách hàng đến từ phía đội ngũ kinh doanh, để mỗi cá nhân thể hiện bản thân và học hỏi lẫn nhau, điều này sẽ khiến họ mở lòng và sẵn sàng trao đổi với nhau hơn. 

Từ đây, đội ngũ kinh doanh sẽ có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, đúc kết từ những kinh nghiệm được chia sẻ trước đó. Đây là một cách hiệu quả để tăng sự gắn kết giữa các thành viên. 

4. Tiếp nhận phản hồi từ nhân viên

Lắng nghe những phản hồi của nhân viên là rất quan trọng. Thông qua hành động này, lãnh đạo cho họ thấy được sự quan tâm cũng như sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm từ phía mình. Hành động chia sẻ này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy được trân trọng, từ đó gia tăng lòng trung thành với doanh nghiệp.

Thế nên, cấp lãnh đạo nên tổ chức những buổi phản hồi riêng dành cho đội ngũ của mình, và điều này có thể trở thành văn hóa chung lan tỏa trong cả doanh nghiệp.

5. Đánh giá hiệu suất bằng số liệu chính xác

Quản trị nguồn nhân sự kinh doanh hiệu quả
Xây dựng đội ngũ kinh doanh để mọi đánh giá đều có được số liệu cụ thể và xác thực. Nguồn: Pinterest.com

Muốn gắn kết nhân viên, lãnh đạo cần phải công bằng và rõ ràng khi đánh giá hiệu suất của họ. Nếu sử dụng trực giác, hay dựa vào mối quan hệ để đưa ra kết luận về hiệu suất công việc, rất dễ tạo ra mâu thuẫn trong đội nhóm. 

Vì vậy, lãnh đạo kinh doanh cần dựa trên số liệu KPI cho nhân viên kinh doanh cụ thể như hợp đồng mang về, số lượng khách hàng nhân viên đã chăm sóc, phản hồi của khách hàng và các yếu tố ngành nghề khác để xếp hạng năng lực.

Những người có thành tích kém hơn sẽ phải nỗ lực, trao đổi với thành viên giỏi hơn để nhận được ý kiến nâng cao hiệu quả công việc. 

6. Thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp 

Tầm quan trọng của nhóm kinh doanh.
Thảo luận nhóm luôn là giải pháp tốt để có được những ý tưởng hay giúp phát triển doanh nghiệp. Nguồn: Pinterest.com

Phương pháp hiệu quả để tăng sự gắn kết đồng đội chính là làm việc nhóm. Trong khi làm việc nhóm, họ sẽ phải tranh luận, trao đổi, và học cách thống nhất ý kiến.

Lãnh đạo cũng cần phải kết hợp điều phối để mọi người cùng chia sẻ, góp ý tìm ra giải pháp tốt nhất, thay vì để họ tranh cãi khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình. 

Hãy để cho nhân viên biết rằng ý kiến của họ được tôn trọng trong mỗi cuộc thảo luận. Điều này giúp tăng sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên và tạo ra văn hóa làm việc tập thể bền vững. 

7. Xây dựng hệ thống làm việc có tính liên tục 

Dù khâu làm việc nhóm và truyền thông có tuyệt vời, nhưng khi quy trình thực chiến rời rạc và thiếu chuyên nghiệp, sẽ khó tránh khỏi xung đột.

Do đó, doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống làm việc có tính liên tục và kết nối như ERP để quy trình được chuẩn hóa. 

Khi đó, mỗi bộ phận sẽ làm việc gắn kết hơn, dễ dàng sử dụng những tài liệu liên quan nếu cần. Nhờ ERP, các báo cáo sẽ được tổng hợp trên cùng một hệ thống, tạo nên sự nhất quán, minh bạch và có thể đánh giá, đo lường. 

Không khó để đưa ra những đề xuất giúp xây dựng đội ngũ kinh doanh, nhưng để thành công thì cần rất nhiều nỗ lực và kiên trì, đặc biệt cấp lãnh đạo và quản lý phòng ban phải nhận thức được những điều trên và sẵn sàng thay đổi mới có thể mang đến hiệu quả. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh và áp dụng công nghệ chuyển đổi số như ERP là điều quan trọng để nhân viên có thể làm việc một cách nhất quán và có tính kết nối hơn. Hãy liên hệ với BEMO để được tư vấn và trải nghiệm các phân hệ nếu có ý định triển khai ERP nhé!