Thành công đột phá nhờ chuyển đổi số của Vinamilk và 5 bài học đáng nhớ cho các doanh nghiệp

Thành công đột phá nhờ chuyển đổi số của Vinamilk và 5 bài học đáng nhớ cho các doanh nghiệp

Người tiêu dùng thường nhắc đến Vinamilk như một thương hiệu sữa quốc dân. Để có được vị trí đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng, Vinamilk đã dũng cảm vượt qua không biết bao nhiêu thử thách mà rất nhiều doanh nghiệp phải nể phục. Vậy nhờ đâu doanh nghiệp có thể tồn tại vững mạnh và luôn duy trì tốt vị trí Top 200 Công ty có doanh thu tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương? Mời bạn cùng BEMO tìm ra câu trả lời thông qua bài viết bên dưới! 

Hành trình chuyển đổi số của Vinamilk
Câu chuyện chuyển đổi số của Vinamilk và những bài học đáng giá. Nguồn: Pinterest

1. Câu chuyện ứng dụng giải pháp ERP vào toàn bộ hệ thống vào năm 2007 của Vinamilk 

Từ năm 2005, thời điểm các doanh nghiệp Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước chuyển mình trong việc đổi mới công nghệ, thay đổi bộ máy vận hành tổ chức. Đây là thách thức lớn đối với một công ty đang trên đà phát triển như Vinamilk. Bởi không ai hết, Vinamilk hiểu rất rõ những bất lợi trong hệ thống vận hành cũ doanh nghiệp đang mắc phải như: 

  • Hạch toán chi phí chưa sát thực tế, gây mất mát nhiều tài nguyên chung 
  • Các khâu sản xuất hoạt động rời rạc, các phòng ban chưa có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ 
  • Dữ liệu truyền tải đứt quãng, khó chia sẻ, liên thông dữ liệu trong chính nội bộ công ty 

Nhìn thấy được những mối nguy hại lâu dài nếu doanh nghiệp không bắt tay vào việc đổi mới, chính vì thế, năm 2007 Vinamilk chính thức triển khai hệ thống ERP vào tổ chức. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng, giúp Vinamilk vươn mình đi xa hơn và lớn mạnh hơn với quy trình quản lý vận hành trơn tru và hiệu quả. Nhờ có giải pháp ERP, Vinamilk đã: 

  • Cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nhân lực đầu vào và nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của nguồn nhân lực chủ chốt 
  • Tối ưu hóa quy trình thanh toán nhanh hơn, tiện lợi và chính xác hơn từ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho đến nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng 
  • Cung cấp báo cáo tổng quát cho người quản lý, lãnh đạo gần như tức thời, mọi lúc mọi nơi 
  • Đơn giản hóa, tinh gọn nhiều nghiệp vụ tốn kém thời gian, chi phí 
  • Đẩy mạnh doanh thu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển hơn 

2. Những thách thức Vinamilk phải đối mặt khi sử dụng ERP của cả ba nhà cung ứng 

Vinamilk đã thực hiện một cuộc chuyển đổi mà dường như rất ít doanh nghiệp can đảm thực hiện. Đó là cùng lúc sử dụng kết hợp giải pháp ERP của cả 3 nhà cung cấp: SAP (phần mềm CRM), Microsoft (power BI, Solomo) và Oracle. Việc này đã dẫn đến những thách thức lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng can đảm đổi mặt, đó là:  

  • Sẵn sàng ứng phó kịp thời với những rủi ro khi áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp 
  • Toàn bộ nhân sự luôn trong tâm thế sẵn sàng học hỏi để có thể kết hợp nhuần nhuyễn các giải pháp công nghệ mới, khởi động nhanh chóng, hiệu quả  
  • Hiểu rõ tính năng và cách vận hành của từng phần mềm tránh hiện tượng chồng chéo, nhầm lẫn thông tin dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng  
  • Không ngừng nâng cấp, cải tiến các phần mềm hiện có và cập nhật thông tin các giải pháp mới để kịp thời ứng dụng vào cho doanh nghiệp 
Những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Vinamilk
Vinamilk phải trải qua những thử thách mà nhiều doanh nghiệp không đủ can đảm vượt qua. Nguồn: Pinterest

3. Bài học giá trị rút ra từ chuyển đổi số của Vinamilk dành cho các doanh nghiệp 

Từ những thành công vượt bậc Vinamilk gặt hái được, các doanh nghiệp đang không ngừng chạy đua với công nghệ để có thể bắt kịp và đạt được những lợi ích mong muốn từ chúng.

Tuy nhiên, chúng ta không nên vội vàng để mắc phải những sai lầm mà đáng lẽ ra mình có thể không gặp phải nếu học hỏi từ những doanh nghiệp đi trước, điển hình đó chính là Công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk. Dưới đây chính là 5 bài học đáng giá các doanh nghiệp rút ra được từ quá trình đầu tư và phát triển công nghệ của Vinamilk. 

3.1. Lựa chọn giải pháp đúng đắn 

Trước khi đưa công nghệ vào toàn bộ hệ thống vận hành, doanh nghiệp phải xác định được đâu là giải pháp phù hợp với nhu cầu, quy mô hiện tại của doanh nghiệp.

Đồng thời, đừng nên vội vàng lựa chọn ngay khi thấy hai yếu tố này tương thích. Doanh nghiệp nên tham khảo từ nhiều nhà cung ứng khác nhau, so sánh về mặt giá cả, chất lượng dịch vụ để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Một giải pháp đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những trường hợp xấu xảy ra, bớt đi những rủi ro không đáng có và mang đến những hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp. 

3.2. Lên kế hoạch cụ thể, cẩn thận 

Khi đã xác định được giải pháp phù hợp, doanh nghiệp nên đề xuất đưa ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho quá trình áp dụng công nghệ. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng từ đội ngũ nhân sự, ban lãnh đạo sẽ giúp cho quá trình đi vào hoạt động dễ dàng hơn cho toàn bộ doanh nghiệp. 

3.3. Đội ngũ sẵn sàng, có sự hỗ trợ từ đội chuyên biệt 

Đội ngũ chuyên biệt có thể là một số nhân sự tiêu biểu của công ty đại diện đi học cách sử dụng phần mềm hoặc nhân sự từ nhà cung ứng đưa tới doanh nghiệp hỗ trợ.

Vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thời gian thích nghi với những giải pháp mới, nên khi có sự giúp đỡ hết mình từ những người hiểu rõ công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm và ứng dụng nhanh hơn. 

3.4. Có sự cam kết từ ban lãnh đạo 

Khi mọi kế hoạch đã sẵn sàng thì sự cam kết từ ban lãnh đạo chính là mục tiêu và cũng là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện một thay đổi mới. Những cam kết này góp phần hỗ trợ tổ chức đi xa hơn, nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã đề ra.   

3.5. Tập trung theo những gì đã xác định 

Kiên định với những quyết định đã đưa ra sẽ giúp tổ chức luôn đi đúng trọng tâm mục tiêu. Với sự cam kết từ ban lãnh đạo, tất cả nhân sự sẽ biết những hoạt động mình làm sắp tới sẽ đóng góp gì vào kết quả của doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ nỗ lực hết mình, tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao giúp tổ chức tiến xa hơn.  

Luôn theo sát quá trình theo kế hoạch đã đặt ra
Hãy tập trung vào kế hoạch đã đề ra để kết quả không đi chệch hướng. Nguồn: Pinterest

Bài viết đã tóm tắt cho bạn câu chuyện và những bài học từ chuyển đổi số của Vinamilk. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cho mình những thông tin vô cùng giá trị. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, đừng quên liên hệ cho BEMO qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.cloud để được tư vấn chi tiết.