Làm thế nào để có thể giữ chân nhân tài?

Giữ chân nhân tài cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp, khó hay dễ?

Thu hút và giữ chân nhân tài là bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Nếu tổ chức không đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên, khả năng nhảy việc sẽ rất cao. Vậy doanh nghiệp của bạn đã biết làm thế nào để giữ chân và nuôi dưỡng nhân tài hay chưa? Hãy cùng BEMO tìm hiểu nhé. 

1. Nguyên nhân nhân khiến nhân tài rời bỏ doanh nghiệp

Để xây dựng chiến lược và chính sách giữ chân nhân tài ở lại làm việc lâu dài, các doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi của họ. Có 4 nguyên nhân chính khiến các nhân viên xuất sắc rời bỏ doanh nghiệp:

Giữ chân nhân tài khó hay dễ?
Điều gì khiến nhân tài rời bỏ doanh nghiệp? Nguồn: LinkedIn.
  • Con đường thăng tiến sự nghiệp không đảm bảo

Đây là nhân tố đầu tiên và quan trọng khiến các nhân viên rời bỏ doanh nghiệp sau một thời gian dài gắn bó. Những nhân viên tham vọng đều mong muốn sự nghiệp có thể phát triển và đạt thành tựu, nên khi cảm thấy con đường thăng tiến mờ mịt, hoặc không được cân nhắc lên vị trí cao hơn sau một thời gian đóng góp cho doanh nghiệp, họ bắt buộc phải tìm kiếm cơ hội mới từ bên ngoài. 

  • Phúc lợi không hấp dẫn

Các nhân viên giỏi là các cá nhân nhận thức rõ năng lực và động lực của mình. Nếu họ cảm thấy phúc lợi nghèo nàn hoặc những gì mình nhận được không xứng đáng với những gì họ đã cống hiến, họ sẽ tìm kiếm công việc mới ngay lập tức.

  • Sếp thiếu năng lực lãnh đạo

Các nhân tài thường luôn có ý tưởng mới và muốn theo đuổi các cơ hội trong sự nghiệp. Năng lực lãnh đạo yếu kém sẽ khiến nhân viên giỏi cảm thấy không thể đồng hành cùng lãnh đạo trong thời gian dài, không thống nhất được cách thức và ý kiến khi làm việc. Ngoài ra, lãnh đạo yếu kém cũng sẽ gây thêm trở ngại trong quá trình làm việc, đôi khi còn khiến nhân viên cảm thấy quá tải và bị kìm hãm.

  • Doanh nghiệp thiếu công cụ hỗ trợ 

Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô phát triển thì tỷ lệ thuận với khối lượng công việc sẽ tăng lên. Nếu theo quy trình cũ, quá trình xử lý công việc sẽ gây tốn kém thời gian, dễ xảy ra sai sót và lãng phí nguồn nhân lực. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên nhân viên, khiến họ cảm thấy mình đang đi thụt lùi trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng 4.0 hiện nay.

Trên đây là các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định nhảy việc của nhân viên. Vậy doanh nghiệp nên làm gì để có thể giữ chân nhân tài? Đọc tiếp trong phần dưới nhé.  

2. Làm thế nào để doanh nghiệp giữ chân nhân tài?

làm thế nào để giữ chân người tài
Phương pháp giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài hiệu quả. Nguồn: LinkedIn.

Sự kết nối giữa nhân tài và doanh nghiệp không đơn thuần là thỏa hiệp lao động, mà còn là liên minh lâu dài để giúp nhau cùng tăng trưởng. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đều biết cách, vậy nên để có thể giữ chân nhân tài các doanh nghiệp nên:

  • Xác định lộ trình thăng tiến cụ thể

Doanh nghiệp cần có bảng mô tả lộ trình thăng tiến trong công việc rõ ràng, cung cấp các khoá đào tạo chuyên môn để nhân viên nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng, đi kèm với quy trình đánh giá nhân sự đúng như đã cam kết. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy có động lực cống hiến và gắn bó hơn khi vững tin doanh nghiệp luôn tạo điều kiện để mình thăng tiến.

  • Cấp lãnh đạo tài năng

Cho nhân viên thấy được năng lực của các cấp lãnh đạo sẽ truyền động lực và cảm hứng cho nhân viên. Làm việc với lãnh đạo tài giỏi, nhân viên sẽ cảm thấy mình không ngừng được học hỏi, có khả năng phát triển về lâu dài và kích thích nhân viên nâng cao năng lực cá nhân. Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng vào xây dựng đội ngũ lãnh đạo tài giỏi, có kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Đây sẽ là điểm mạnh thu hút nhân tài đóng góp sức lực cho công ty. 

  • Định hướng doanh nghiệp rõ ràng

Không nhân tài nào muốn làm việc cho một tổ chức có định hướng kinh doanh mơ hồ, luôn thay đổi xoành xoạch mà không có nghiên cứu hay kế hoạch từ trước. Tình trạng “sáng nắng chiều mưa” này sẽ khiến các nhân viên mau nản, cảm thấy công sức cống hiến của mình vào những hoạt động doanh nghiệp trở nên vô nghĩa, không còn động lực gắn bó với doanh nghiệp.

  • Nâng cao phúc lợi

Phúc lợi được cải thiện đồng nghĩa với công ty đang ăn nên làm ra, điều này thể hiện cho nhân viên biết họ đã đóng góp vào sự phát triển đó. Bên cạnh lương thưởng, các phúc lợi xã hội, phúc lợi dành cho gia đình nhân viên hay các cung cấp các khoá học miễn phí cũng đóng vai trò to lớn giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Đặc biệt, hãy luôn công bằng khi khen thưởng cho nhân viên dựa trên năng lực và cống hiến của họ. 

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa đồng nhất thì sẽ tạo điều kiện để nhân viên gắn kết, trao đổi cũng như gắn bó với doanh nghiệp hơn. Các nhân viên sẽ xem doanh nghiệp như ngôi nhà thứ hai của mình, từ đó cống hiến và làm việc hết sức mình. Doanh nghiệp cần có triết lý kinh doanh rõ ràng, đề ra các quy định chung, tổ chức hoạt động ngoại khóa thường niên, du lịch công ty, hoạt động thi đua,… 

  • Thiết lập một hệ thống quản trị tổng thể

Xây dựng một hệ thống làm việc đồng nhất, tiện lợi và hiện đại như ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) sẽ giúp nhân viên các phòng ban hoàn thành công việc nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro và sai lầm. Chính điều này cũng cho nhân viên thấy doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và họ có thể nhận thức đây là môi trường làm việc chuyên nghiệp đáng để đóng góp tài năng. 

 

Trên đây là những cách giữ chân nhân tài hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể xem xét. Giữ chân người tài là quá trình lâu dài cần tiêu tốn công sức và thời gian, vì thế doanh nghiệp nên kiên nhẫn xây dựng hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, cho nhân viên thấy được giá trị khi tham gia vào tổ chức.