Chuyển đổi số của IKEA – Bước chuyển mình để đón đầu xu hướng
IKEA được mệnh danh là “ông hoàng bán lẻ đồ nội thất” hàng đầu thế giới với hàng chục năm hoạt động. Đứng sau thành công của IKEA hội tụ rất nhiều giá trị, từ triết lý kinh doanh cho đến chiến lược phát triển. Một bước ngoặt mang tính “cách mạng” của IKEA chính là thực hiện chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số của IKEA có gì? Các doanh nghiệp học được gì từ trường hợp này? Hãy cùng BEMO tìm hiểu nhé!
Table of Content
1. IKEA và động lực để bắt đầu hành trình chuyển đổi số
1.1. Đôi nét về “ông hoàng bán lẻ nội thất” IKEA
IKEA là một trong những tập đoàn bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới. Tập đoàn này được thành lập tại Thụy Điển vào năm 1943 bởi Ingvar Kamprad.
IKEA hiện có hơn 400 cửa hàng trên toàn thế giới và bán các sản phẩm nội thất với mức giá hợp lý. Sản phẩm của IKEA được thiết kế để dễ dàng lắp đặt, đồng thời cũng mang tính thẩm mỹ cao và thường có tính đa năng, tiết kiệm diện tích.
IKEA cũng nổi tiếng với các chính sách bảo vệ môi trường và giá cả cạnh tranh. Cụ thể, họ đã cam kết sử dụng nguyên liệu bền vững và tái chế trong chiến lược sản xuất sản phẩm của mình.
1.2. Điều gì trở thành động lực cho chiến lược chuyển đổi số của IKEA?
Từ khi mới thành lập, người sáng lập IKEA – ông Ingvar Kamprad đã tiến hành thử nghiệm các sản phẩm đồ nội thất gia dụng dễ lắp ráp tại nhà. Chiến lược này giúp IKEA tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hướng đến mọi đối tượng khách hàng, ngay cả với phân khúc khách hàng bình dân nhất.
Thế nhưng, công nghệ 4.0 xuất hiện và dần chiếm sóng mọi khía cạnh của cuộc sống. Phần lớn tương tác của người dùng mong muốn diễn ra trên nền tảng trực tuyến, đồng thời kỳ vọng vào tốc độ trong khâu vận chuyển. Nhu cầu mua sắm online ngày càng lớn thì những đơn vị bán lẻ offline như IKEA lại càng đối mặt với nhiều khó khăn khi phải theo kịp thời thế nhưng vẫn cần đảm bảo về chất lượng dịch vụ.
Để gia tăng cạnh tranh và giữ chân khách hàng, IKEA đã ưu tiên chuyển đổi số để làm mới chính mình và dẫn đầu xu hướng thị trường trong thời gian tới.
1.3. Chuyển đổi số IKEA hướng đến mục tiêu gì?
Mục tiêu chính của chuyển đổi số IKEA là tạo ra trải nghiệm mua sắm toàn diện và thuận tiện hơn cho khách hàng thông qua việc áp dụng các công nghệ số và tối ưu hóa quy trình sản xuất cũng như vận hành. Nói cách khác, chuyển đổi số IKEA sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn và đa dạng hơn.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Với sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh, chuyển đổi số giúp IKEA cải thiện khả năng cạnh tranh của mình bằng cách tăng cường năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, từ việc đặt hàng trực tuyến cho đến việc lựa chọn sản phẩm, phương thức thanh toán, vận chuyển…
- Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động quản lý, vận hành và truyền thông
- Tăng tính hiệu quả: Chuyển đổi số giúp IKEA tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, từ quản lý kho hàng, đến vận chuyển và phân phối sản phẩm.
2. Bên trong câu chuyện chuyển đổi số của tập đoàn IKEA
2.1. Tham gia ecommerce cùng số hoá supply chain
Tương tự như những thương hiệu bán lẻ khác, IKEA nhận ra để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong một thế giới công nghệ hóa, họ cần phải gia tăng trải nghiệm khách hàng ở nhiều kênh. Nghĩa là cần thiết phải xây dựng những điểm tiếp cận khách hàng mới cũng như cải thiện các mô hình cũ.
Bước vào chuyển đổi số, IKEA đã cho ra mắt và liên tục cải tiến app di động của mình. Phát hành vào đầu năm 2021, app của IKEA được phát triển như một nền tảng tích hợp tất cả tính năng nhằm phục vụ khách hàng giống như họ đang trải nghiệm tại cửa hàng.
Cụ thể, khách hàng được quyền lên kế hoạch cho phong cách nội thất của mình trên website của hãng, tiếp đó có thể đặt hẹn để gặp trực tiếp đội ngũ IKEA ở bất kỳ nơi đâu. Một ví dụ khác là tính năng “Mua sắm và Đi” (Shop & Go) của IKEA áp dụng ở một số quốc gia giúp khách hàng dùng điện thoại thông minh để quét mã, thanh toán sản phẩm hoặc hủy đơn hàng.
2.2. Tận dụng công nghệ AI để tạo ra mô hình 3D AR/VR
Trong Đại dịch COVID-19, bán lẻ là một trong những ngành bị tác động phần lớn. Điều đó trở thành lý do thúc đẩy nhu cầu mua sắm online, và IKEA đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình hơn để không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.
IKEA bắt tay với Google Cloud, tạo ra những dịch vụ Click & Collect nhằm giúp khách hàng mua sắm qua app mà không cần tiếp xúc. Thương hiệu này cũng tận dụng AI để tạo ra mô hình 3D và VR/AR giúp khách hàng hình dung được sản phẩm một cách chân thật trước khi quyết định mua chúng.
2.3. Tái thiết kế quy trình kinh doanh bằng hệ thống mới
Chuyển đổi số của IKEA cũng đề cập đến việc tái thiết kế quy trình kinh doanh bằng hệ thống mới. IKEA đã tạo điều kiện để tất cả nhân viên được làm việc, học hỏi, thậm chí là trải nghiệm những nhiệm vụ mới khác với trước đó. IKEA mong muốn giải phóng những công việc mang tính chất lặp lại của nhân viên, họ chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng và tính đa nhiệm.
Tóm lại, quản lý hàng tồn, hoạt động hậu cần và chuỗi cung ứng cần được số hóa bằng dữ liệu, giúp mang lại phương thức vận hành và làm việc hoàn toàn mới.
3. Thành công và thách thức của chuyển đổi số IKEA
3.1. Thành công
Quá trình chuyển đổi số của IKEA đã mang lại nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng chóng mặt. Nhờ vào việc triển khai hệ thống mua sắm trực tuyến thông minh và hiệu quả, IKEA đã thu hút được số lượng khách hàng trực tuyến lớn hơn và tăng mạnh doanh thu trong năm 2020.
3.2. Thách thức
Mặc dù có nhiều thành công, quá trình chuyển đổi số IKEA cũng đem đến nhiều thách thức cho họ. Một số khách hàng vẫn cảm thấy khó khăn khi sử dụng các ứng dụng mới hoặc mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ việc mua sắm trực tuyến cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
4. Bài học từ chuyển đổi số IKEA dành cho các doanh nghiệp hiện nay
Trong quá trình chuyển đổi số của mình, IKEA đã để lại một số bài học quan trọng cho các doanh nghiệp khác:
- Thay đổi tư duy: Chuyển đổi số không chỉ là việc triển khai công nghệ mới mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi tư duy và thái độ trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
- Điều chỉnh chiến lược: Chuyển đổi số yêu cầu các doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi của thị trường.
- Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng: Trong quá trình chuyển đổi số, IKEA đã tập trung vào mong muốn của khách hàng và nỗ lực để cải thiện trải nghiệm của họ.
- Sáng tạo và thử nghiệm: Không ngừng đưa ra các phương pháp sáng tạo và thử nghiệm để tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc chuyển đổi số.
5. Kết luận
Chuyển đổi số đang là một xu hướng đang trở thành trào lưu toàn cầu và không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn lớn như IKEA cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chiến này. Việc chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất hoạt động, tăng tính cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí và tăng cường sự kết nối với khách hàng. Với những giải pháp chuyển đổi số mà BEMO cung cấp, chúng tôi tin rằng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trên con đường phát triển mang tính toàn diện.