Xây dựng quy trình quản lý vạn hành cho doanh nghiệp

5 bước xây dựng quy trình quản lý vận hành cho doanh nghiệp

Quản lý vận hành đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, chuẩn hóa quy trình làm việc của tổ chức. Có hệ thống quản trị rõ ràng, nội bộ mới ổn định và cải tiến năng suất. Tuy nhiên đây là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian và chuyên môn của nhà quản trị. Để việc thiết kế hệ thống vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách xây dựng một quy trình hiệu quả.  

Quản lý vận hành cho doanh nghiệp
Tìm hiểu 5 bước xây dựng quy trình quản lý vận hành cho doanh nghiệp. Nguồn: Pinterest

1. Quản lý vận hành là gì? 

Quản lý vận hành chính là quá trình hoạch định, thiết kế, thực thi và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo các mục tiêu: 

  • Sử dụng nguồn lực đúng cách và hiệu quả  
  • Xây dựng kế hoạch phù hợp với hệ thống cơ sở và tương lai ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 
  • Kiểm soát rủi ro dễ dàng, điều chỉnh kịp thời 

2. 3 yếu tố quan trọng để quản trị vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp SME 

Để hệ thống vận hành được diễn ra tối ưu, lãnh đạo cần thiết kế quy trình đảm bảo cân bằng được các yếu tố sau: 

  • Xây dựng quy trình, chính sách vận hành chi tiết, cụ thể: Để hệ thống tổ chức hoạt động một cách trơn tru, kế hoạch phải được hoạch định rõ ràng, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban 
  • Ứng dụng công nghệ vào vận hành: Với sự phát triển như vũ bão, công nghệ bắt đầu len lỏi vào mọi ngóc ngách trong quy trình quản lý vận hành của doanh nghiệp, mang lại những thuận lợi cũng như thách thức thay đổi và thích ứng trong doanh nghiệp. 
  • Quản trị nhân sự hiệu quả: Đây chính là nguồn lực không thể thiếu trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của hệ thống vận hành. Chính vì thế, nhà quản trị cần có tư duy và tầm nhìn tốt để phân bổ, sắp xếp nhân sự đúng chỗ, tạo điều kiện để họ phát huy tốt năng lực của mình. 

3. 5 bước xây dựng quy trình vận hành cho doanh nghiệp 

Bước 1: Thiết kế quy trình vận hành 

  • Xác định mục tiêu công việc:

Lập ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho tổ chức. Doanh nghiệp sẽ đạt được những hiệu quả gì sau từng quý, 1 năm, 5 năm… 

  • Áp dụng mô hình 5W1H để xác định các đầu việc:

– Why: Lý do nhà quản trị xây dựng quy trình quản trị vận hành 

– What: Nội dung công việc, các bước thực hiện là gì 

– Where: Các công việc này sẽ triển khai ở đâu, tại phòng ban nào 

– When: Khi nào triển khai kế hoạch, trong thời gian bao lâu và khi nào kết thúc 

– Who: Ai phụ trách chính, ai là người thực hiện và ai là người kiểm duyệt cuối cùng 

– How: Cách thức thực hiện công việc đó ra làm sao 

Mô hình 5W1H
Ứng dụng mô hình 5W1H vào quy trình hoạch định cho tổ chức. Nguồn: Pinterest
  • Áp dụng mô hình 5M để xác định nguồn lực hiệu quả 

– Man: Cần bao nhiêu nhân sự thực hiện, họ có kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ như thế nào để đáp ứng tốt nhu cầu công việc đó 

– Money: Kinh phí chuẩn bị cho kế hoạch là bao nhiêu, khoản dự phòng nếu có chi phí phát sinh 

– Material: Để kế hoạch được thực hiện cần có nguyên vật liệu, công cụ hỗ trợ là gì, hoặc nhà cung ứng là ai 

– Machine: Máy móc, công nghệ nào sẽ phục vụ cho việc thực thi kế hoạch 

– Method: Nhà quản trị sẽ áp dụng phương pháp gì để quy trình vận hành được thực hiện suôn sẻ và trơn tru nhất 

Bước 2: Mô hình hóa quy trình quản lý vận hành 

 Nếu nhà quản trị muốn quy trình được diễn ra nhanh hơn thì cần xây dựng mô hình cho quy trình. Điều này nhằm đảm bảo các nhà quản lý cấp dưới, thậm chí là nhân viên khi nhìn vào sẽ cảm thấy dễ hiểu, có thể hình dung ngay ra các bước và nhiệm vụ của mình trong khâu vận hành.  

Ngoài ra, khi thiết kế được mô hình rõ ràng, doanh nghiệp sẽ hạn chế gặp phải các trục trặc hoặc lỗi không đáng xảy ra do sự chồng chéo, không liên kết chặt chẽ trong công việc của nhân viên và các bộ phận liên quan.  

Bước 3: Thực thi quy trình vận hành doanh nghiệp 

Đây là khâu vô cùng quan trọng quyết định kết quả của quy trình quản lý vận hành. Nhân viên phải không ngừng cập nhật tiến độ, lưu trữ dữ liệu giúp nhà quản trị kịp thời theo dõi, đánh giá kết quả vận hành.  

Bước 4: Theo dõi và đánh giá quy trình 

Quá trình diễn ra không chỉ sau khi kết thúc quy trình mà ngay cả trong khi thực hiện quy trình vẫn phải theo dõi và đánh giá. Bởi quy trình vận hành theo sát doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển và mở rộng.

Một doanh nghiệp có thể phát triển nhờ quy trình vận hành hiệu quả nhưng cũng có thể giậm chân tại chỗ khi quy trình bị lãng quên, không được bám sát theo dõi từ cấp lãnh đạo. 

Do đó, nhà quản trị phải không ngừng cập nhật tình hình, theo dõi và đánh giá quy trình có hiệu quả không, sai sót chỗ nào để có những hành động thực hiện bước tiếp theo tốt hơn. 

Đặc biệt, trong sự phát triển của công nghệ hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các nền tảng hỗ trợ quản trị giúp nhà quản trị vận hành quy trình một cách trơn tru.  

Liên tục cập nhật trong toàn bộ quá trình
Không ngừng theo dõi và cập nhật tình hình trong quá trình thực thi. Nguồn: Pinterest

Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình   

Đây là bước không thể thiếu đối với một tổ chức muốn xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào tư duy của nhà lãnh đạo nhưng lại bị ảnh hưởng bởi kết quả của người thực hiện.

Chính vì thế, cần có sự phối hợp và hiểu nhau giữa nhân viên và nhà quản trị để kết quả được thống nhất, giúp điều chỉnh quá trình, tối ưu kế hoạch diễn ra nhanh và hiệu quả như mong đợi.  

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về 5 bước xây dựng quy trình quản lý vận hành cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay cho BEMO qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.cloud để được tư vấn chi tiết nếu bạn muốn áp dụng giải pháp quản trị giúp tổ chức mình hoạt động hiệu quả.