Phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng – chìa khoá bứt phá doanh thu

Nhiều doanh nghiệp loay hoay trả lời câu hỏi vì sao doanh thu cứ mãi thụt lùi? Có phải là do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, hay kế hoạch marketing sản phẩm chưa tốt,…nhưng có bao nhiêu nhà quản trị biết rằng, chìa khóa có thể nằm ở phần mềm quản lý bán hàng bấy lâu nay họ đã bỏ qua. Vậy loại công cụ này có tác dụng gì mà nhiều doanh nghiệp đã đạt được đột phá trong doanh thu nhờ nó. Mời bạn cùng BEMO tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết bên dưới! 

Phần mềm quản lý bán hàng
Vai trò đặc biệt của phần mềm quản lý bán hàng trong doanh nghiệp. Nguồn: Pinterest

1. Nhược điểm của quy trình bán hàng truyền thống 

Cùng với sự phát triển của công nghệ số, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công cụ hiện đại nhằm hỗ trợ quản trị toàn bộ từ hệ thống bán hàng cho đến cách phát triển năng lực đội ngũ nhân sự. Điều này càng làm rõ cho quy trình bán hàng truyền thống đã và đang dần không còn phù hợp với phương thức kinh doanh hiện tại, gây ra những bất cập lớn như: 

  • Quy trình bán hàng rời rạc, tốn nhiều thời gian và nhân sự:

Nguyên nhân chính là do chưa có sự thống nhất chặt chẽ trong khâu tổ chức bán hàng từ nhập kho đến đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này dẫn đến trải nghiệm khách hàng về sản phẩm/dịch vụ chưa tốt, thời gian đợi phản hồi lâu, quy trình mua hàng phức tạp làm giảm đáng kể doanh thu từ tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.  

  • Báo cáo doanh thu thiếu đồng bộ, chi tiết:

Trong báo cáo doanh thu sẽ đề cập đến số lượng sản phẩm bán ra theo thời vụ, mặt hàng nào đang được ưa chuộng hoặc sản phẩm nào đang trong giai đoạn thoái trào.

Nếu có được những con số thống kê rõ ràng, kịp thời, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra điều chỉnh hợp lý, hỗ trợ đáng kể trong việc duy trì doanh thu ổn định theo chỉ tiêu đã đề ra.  

2. Top 3 tính năng quan trọng của giải pháp quản trị bán hàng 

Chính vì những nhược điểm trên, phần mềm bán hàng đang dần giữ một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa doanh thu bằng những tính năng đặc biệt.  

2.1. Quản lý các hoạt động xuất – nhập hàng, lưu trữ và cảnh báo lượng tồn hàng định mức 

Để giảm bớt sự thiếu chặt chẽ trong khâu xuất – nhập hàng, phần mềm quản lý bán hàng đã hỗ trợ người dùng tạo dữ liệu hiển thị và cập nhật vị trí, số lượng của từng loại hàng trong kho.

Chúng tổng hợp các sản phẩm có số lượng tồn kho hiện tại thấp hơn định mức được thiết lập trong thông tin sản phẩm giúp người dùng có thể lên kế hoạch nhập hàng kịp thời.

Đặc biệt, công cụ còn thống kê được loại hàng nào luân chuyển trong ngày, với số lượng bao nhiêu để lưu vào hệ thống dữ liệu và đưa ra kết luận loại sản phẩm bán chạy, giúp doanh nghiệp có chiến lược đẩy mạnh tối đa hóa lợi nhuận.  

2.2. Phân tích doanh số bán hàng tùy theo mục tiêu quản trị 

Công cụ hỗ trợ người bán cập nhật được doanh số sản phẩm chính xác, từ đó đưa ra bảng số liệu đồng bộ và chi tiết cho nhà quản trị. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp nhà quản trị phân tích chiến lược từ số liệu doanh thu.

Họ sẽ biết được nguyên nhân vì sao mặt hàng này khả năng tiêu thụ thấp, chính sách này đưa ra có điểm nào chưa được hợp lý, cần cải thiện để tăng vòng đời khách hàng.  

 Đặc biệt, doanh số bán hàng của từng nhân viên được cập nhật rõ ràng, minh bạch, giúp nhà quản trị đánh giá được năng lực của nhân viên, từ đó có chế độ khen thưởng làm kích thích sự nỗ lực trong nội bộ lao động.

Phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ doanh thu
Phần mềm có thể đưa ra báo cáo chính xác và kịp thời về tình hình doanh thu . Nguồn: Pinterest

2.3. Đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong công tác quản lý bán hàng 

Liệu nhà quản trị có thích một phần mềm tích hợp đầy đủ các tính năng quản lý bán hàng như: quản lý mua hàng, thanh toán công nợ nhà cung cấp, quản lý kho, quản lý dòng tiền, quản lý bán hàng tại điểm bán,… Đặc biệt, nó có thể kết nối với hệ thống ngoại bộ như hóa đơn điện tử, xuất hàng đến tay người tiêu dùng.

Một phần mềm hữu ích có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong quy trình bán hàng. Nhà quản trị sẽ tiết kiệm được lượng lớn chi phí phải bỏ ra thay vì thuê nhân công và khắc phục rủi ro xảy ra nếu có.  

2.4. Lưu ý quan trọng khi chọn phần mềm quản lý bán hàng 

Để tìm được một phần mềm quản trị bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp không nên bỏ qua những điểm quan trọng cần chú ý bên dưới: 

  • Lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp để ứng dụng công cụ vào quy trình quản lý: online, offline; B2B, B2C,… 
  • Không nên lập tức áp dụng các loại phần mềm doanh nghiệp lớn đã sử dụng vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp mình. Vì mỗi doanh nghiệp có phương thức và mô hình kinh doanh khác nhau 
  • Nên đưa ra các chỉ tiêu về phần mềm sẽ áp dụng cho doanh nghiệp mình: giá cả, chất lượng, các tính năng hỗ trợ,… 
  • Tham khảo nhiều nguồn thông tin từ các công ty cung cấp dịch vụ khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất đáp ứng được hầu hết các chỉ tiêu trên 

3. Tìm hiểu về phần mềm quản trị bán hàng tại BEMO 

Tại BEMO, bạn không chỉ tìm được một phần mềm quản trị bán hàng mà còn là cả hệ thống giúp tối ưu toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. Các chuyên viên tùy theo nhu cầu của khách hàng mà điều chỉnh và tối ưu phần mềm sao cho tương thích với từng loại hình doanh nghiệp.

BEMO được xây dựng với quy trình chuẩn, có khả năng kết nối dữ liệu, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 

Đặc biệt, công cụ làm tăng khả năng chủ động kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và thu thập dữ liệu từ các bộ phận liên quan đến nhà quản trị, giúp quy trình làm việc trở nên năng suất và hiệu quả hơn gấp nhiều lần. 

Phần mềm quản lý bán hàng của Bemo
Phần mềm quản lý bán hàng tại BEMO giải quyết vấn đề doanh nghiệp. Nguồn: Bemo Cloud

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về phần mềm quản lý bán hàng trong doanh nghiệp. Bạn có muốn loại công cụ này hỗ trợ tối ưu hóa doanh thu bán hàng tại doanh nghiệp của mình? BEMO có thể giúp bạn áp dụng chúng vào quy trình một cách dễ dàng và hiệu quả nhất qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.cloud.