Cẩm nang chuyển đổi số – Xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0 

Chuyển đổi số không còn là cụm từ xa lạ trong thời kỳ bùng nổ về khoa học công nghệ như ngày nay. Khi các doanh nghiệp không thích ứng kịp với giai đoạn này, quá trình hoạt động sẽ dần trở nên cồng kềnh và dần thụt lùi so với đối thủ. Hãy cùng Bemo Cloud tìm hiểu về cẩm nang chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sống sót và bứt phá trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tầm quan trọng của chuyển đổi số  

Tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ số cùng hậu quả đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế thị trường.Vì vậy, doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong mô hình hoạt động kinh doanh. Đây là điều kiện cần thiết tạo nên sự linh hoạt giúp tối đa hóa nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận cao. 

Chuyển đổi số ở doanh nghiệp
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp. Nguồn: Pinterest

Đồng thời, cuộc CMCN 4.0 đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ hội thiết thực cho các doanh nghiệp đang loay hoay tìm lối đi đúng đắn. Chuyển đổi số giúp bắt kịp xu hướng, gia tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động. 

2. Thách thức hiện tại mà doanh nghiệp phải đối mặt  

Thay đổi cơ cấu vận hành quản lý dựa vào cẩm nang chuyển đổi số ở thời đại 4.0 là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp vững bước phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong suốt quá trình tối ưu hoạt động kinh doanh này.

2.1.Hạn chế về mặt ngân sách  

Tài chính là vấn đề quan trọng liên quan đến quyết định trong việc đầu tư vào công nghệ. Việc chi trả khoản tiền lớn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và tối ưu các giải pháp như phần mềm, công nghệ số… là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp đang đau đầu và từ bỏ giữa chừng do thiếu hụt ngân sách khi thực hiện chuyển đổi. 

2.2. Chiến lược hoạt động không cụ thể  

Trong bối cảnh CMCN 4.0, chuyển đổi số được coi trọng, đóng vai trò cốt lõi trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, các thủ tục cần được lên kế hoạch cụ thể, thời gian xác định rõ ràng, lộ trình chuẩn chỉnh giúp việc thực hiện diễn ra dễ dàng hơn.  

CHiến lược cho chuyển đổi số
Hoạch định chiến lược hướng tới mục tiêu. Nguồn: Pinterest

2.3. Khó khăn trong quy trình bảo mật 

Bảo mật là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp. Thông tin, quyền riêng tư của khách hàng, tài liệu quan trọng… cần được đảm bảo không bị thất lạc hoặc rò rỉ ra bên ngoài. Đây là một nỗi quan tâm lớn của cấp lãnh đạo khi cân nhắc chuyển đổi quy trình cho tổ chức. 

2.4. Thiếu kỹ năng và kiến thức kỹ thuật số 

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn rất hạn chế về kỹ năng và kiến thức kỹ thuật số. Hệ thống nhân viên gặp cản trở khi áp dụng công nghệ mới, họ cần thời gian để học hỏi và sử dụng công cụ thành thạo. Đây cũng là thách thức lớn nếu nhân sự ít hiểu biết trong lĩnh vực kỹ thuật số và không muốn thay đổi. 

3. Quy trình chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu 

Để thực hiện thành công, doanh nghiệp cần chú trọng đến các giải pháp công nghệ hỗ trợ toàn diện, cẩm nang chuyển đổi số ở nhiều quy mô khác nhau. Đồng thời, hoạch định chiến lược rõ ràng là vấn đề cấp thiết đầu tiên. Cụ thể: 

Bước 1: Xác lập ý tưởng mục tiêu 

Việc đầu tiên là tiến hành phân tích tình hình, vị trí, đối thủ cạnh tranh và thị trường kinh tế hiện tại. Giai đoạn này cung cấp kết quả kiểm tra đánh giá, khảo sát thực tế và tổng kết dữ liệu để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc đổi mới. 

Trước hết, cấp lãnh đạo cần đưa ra mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh, định hướng rõ ràng. Sau đó, lên kế hoạch thiết lập các mục tiêu thật khả thi, phù hợp với quy mô và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.  

Bước 2: Lên kế hoạch và chiến lược thực thi 

Xây dựng kế hoạch là khâu chuẩn bị cần thiết cho sự thay đổi lớn trong quá trình chuyển đổi số. Đảm bảo mức độ chi tiết, cụ thể như nội dung công việc, thời gian tiến hành, dự đoán kết quả…giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và bám sát thực tế. 

Đồng thời, chiến lược thông minh và đúng đắn sẽ giúp giai đoạn chuyển đổi được thực thi một cách tốt nhất. Ban lãnh đạo nên tham khảo các tài liệu, thống kê báo cáo, dựa trên nền tảng, lĩnh vực đặc thù để thiết lập một chiến lược thật hiệu quả. 

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động
Áp dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh. Nguồn: Pinterest

Bước 3: Tham gia đồng bộ đội ngũ nhân lực  

Quá trình thực thi cần sự tham gia toàn diện từ vị trí cấp cao đến các cấp thấp hơn. Ý kiến đóng góp về ý tưởng mới của đội ngũ nhân viên cần được xem trọng để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Ngoài ra, đội ngũ nhân lực chất lượng cao và vững chắc về mặt chuyên môn, sẵn sàng thích ứng là yếu tố quan trọng góp phần thành công.  

Bước 4: Áp dụng giải pháp công nghệ toàn diện 

Nền tảng khoa học cùng giải pháp công nghệ xuất hiện nhiều và ngày càng được tối ưu hoá. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quyết định lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh. 

Cụ thể, cần chú trọng các giải pháp như: quản trị vận hành, tài chính kế toán, quản lý bán hàng và doanh thu…Nếu lựa chọn sai thì doanh nghiệp có nguy cơ thất bại hay gặp khó khăn trong việc phát huy hiệu quả công nghệ mới. 

Bước 5: Kiểm soát và đánh giá 

Sau khi tiến hành các bước trên, doanh nghiệp cần kiểm tra thường xuyên và đánh giá hiệu quả công việc để có thể giải quyết kịp thời các trường hợp phát sinh rủi ro.  

Bemo Cloud tự tin là nhà cung cấp giải pháp công nghệ tốt nhất hỗ trợ chuyển đổi tự động hoàn toàn quy trình vận hành quản lý. Với chi phí hợp lý, cơ sở dữ liệu lớn, độ bảo mật tối đa… giúp doanh nghiệp đột phá doanh thu. Hy vọng bài viết cẩm nang chuyển đổi số có thể giúp bạn giải quyết những khó khăn trong giai đoạn hiện tại.