nhung-yeu-to-lam-giam-hieu-suat-lam-viec

Yếu tố gây giảm hiệu suất công việc doanh nghiệp nào cũng cần tránh

Hiệu suất làm việc của nhân viên thường giảm sút khi quy mô doanh nghiệp phát triển, điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp về mặt tài chính và nguồn lực. Bài viết này sẽ cho thấy những nguyên nhân mấu chốt tác động đến hiệu suất làm việc của nhân viên.

1. Thiếu sự kết nối trong quy trình quản lý giao việc

Yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên có thể nhắc đến sự thiếu gắn kết giữa nhân viên và cấp quản lý. Khi đó, cấp quản lý không biết được chính xác công việc của nhân viên có gặp trở ngại gì hay không? Nhân viên thì lại suy nghĩ mình không được cấp trên hỗ trợ.

nhung-yeu-to-lam-giam-hieu-suat-lam-viec-01
Trong doanh nghiệp, quản lý và nhân viên không được thiếu sự kết nối. Nguồn: Insead.edu

Điều này sẽ làm cho nhân viên chán nản, giảm năng suất, có ý định nhảy việc rất cao. Thế nên, doanh nghiệp cần chuẩn hóa các quy trình (như quy trình quản lý giao việc) và thực hiện mọi công việc trên cùng một nền tảng, giúp cho lãnh đạo và nhân viên dễ dàng tương tác và quản lý hiệu suất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xây dựng văn hóa trao đổi, gặp mặt trực tiếp bằng các hoạt động theo tháng, theo quý để hỗ trợ và thấu hiểu lẫn nhau.

2. Nhân viên thiếu phản hồi tích cực từ cấp trên

Đối với nhân viên, trong quy trình quản lý giao việc thì những góp ý từ cấp trên rất quan trọng. Những phản hồi này sẽ giúp họ cải thiện bản thân và làm việc tốt hơn trong tương lai. Nhưng khi cấp trên không có hành động phản hồi về công việc của nhân viên, họ sẽ thiếu động lực làm việc, hoặc không nhận ra sai sót để chỉnh sửa. 

Các cấp lãnh đạo nên có phản hồi kịp thời về hiệu quả công việc của nhân viên, đưa ra những đóng góp tích cực dựa trên nỗ lực của họ. Những hành động này sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, cũng như giữ chân nhân tài gắn bó lâu dài với công ty.

3. Thiếu sự công nhận 

Bất kỳ nhân viên nào cũng mang trong mình tâm lý muốn được công nhận. Nếu thiếu đi sự công nhận và khen thưởng từ cấp lãnh đạo, sẽ ảnh hưởng đến năng suất và kết quả làm việc của họ. Doanh nghiệp nên có các hình thức khuyến khích như tài chính, thăng chức, hoặc nhiều đãi ngộ khác để tạo động lực cho nhân viên. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện chính sách khen thưởng, thì nên để nhân viên tham gia đóng góp ý kiến. Như thế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn hình thức thưởng phù hợp để đưa vào chính sách nội bộ.

Chính sách khen thưởng cho doanh nghiệp.
Chính sách khen thưởng rõ ràng và sự công nhận của quản lý sẽ là động lực thúc đây nhân viên phát huy năng lực của mình. Nguồn: Insead.edu

4. Doanh nghiệp thiếu định hướng 

Không thấy được định hướng kinh doanh rõ ràng nhân viên sẽ thiếu nhiệt huyết làm việc và đóng góp ít hơn. Vấn đề này phát sinh do nhân viên không biết ý nghĩa công việc của mình, và những đóng góp của họ sẽ mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp. Về dài lâu, nhân sự sẽ trở nên chán nản và rời bỏ doanh nghiệp. 

Thế nên, doanh nghiệp cần phải để nhân viên thấy mục tiêu cùng định hướng kinh doanh rõ ràng, để họ hào hứng đóng góp khả năng và hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc nhất.

5. Quy trình làm việc thiếu công nghệ

Quy trình làm việc quá cồng kềnh cũng là nguyên nhân gây hậu quả năng suất kém, vì nhân viên phải mất thời gian để tìm kiếm dữ liệu và truy cập vào các tệp lưu trữ. Trong thời đại số, mọi nhân viên đều muốn quy trình làm việc trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn, hiện đại để tối ưu năng suất. 

Do vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc đến phương án triển khai hệ thống quản trị “all-in-one” như ERP, chuẩn hóa quy trình giúp mọi hoạt động diễn ra liên tục và thống nhất. Thêm nữa, ban giám đốc cũng có thể xem các công việc, báo cáo từ các phòng ban mà không cần xen vào quá trình làm việc của họ. 

Đây là những nguyên nhân thường gặp gây giảm năng suất làm việc của nhân viên. Riêng về quy trình quản lý giao việc và làm việc, cấp lãnh đạo nên cân nhắc sử dụng hệ thống ERP để quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn, dẫn đến kết quả làm việc tốt hơn.