Quiet quitting là gì? Góc nhìn đa chiều về trào lưu đang gây tranh cãi
Dạo gần đây, những từ khóa “ Quiet quitting là gì?”, “làm việc cầm chừng”, “âm thầm nghỉ việc” hay “hạn chế nhận thêm việc”… đang được tìm kiếm và tranh luận rất nhiều trên các diễn đàn mạng xã hội. Vậy theo bạn, Quiet quitting là xu hướng làm việc tích cực hay tiêu cực? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về trào lưu đang gây tranh cãi này nhé.
Table of Content
1. Thuật ngữ Quiet quitting?
1.1 Khái niệm
Quiet quitting là gì? Theo một số quan niệm, thuật ngữ “Quiet quitting” là hình thức làm việc cầm chừng hoặc âm thầm bỏ cuộc. Khi ở trạng thái này, nhân viên chỉ thực hiện “đúng” và “đủ” công việc trong phận sự của mình để không bị sa thải. Họ không có nhu cầu tăng ca, nhận thêm việc và sẽ tắt thông báo, ngắt liên lạc với công ty sau khi tan làm.
Trong mối quan hệ giao tiếp giữa các đồng nghiệp, Quiet quitting cũng ít có sự giao lưu gắn kết, không thường xuyên trao đổi về công việc hay cá nhân. Ngoài ra, họ sẽ phớt lờ hoặc từ chối tham gia bất cứ hoạt động vui chơi nào khi công ty tổ chức.
Quiet quitting không có biểu hiện rõ ràng, không bùng phát dữ dội mà trạng thái này xuất hiện từ từ, âm thầm. Nó được ví như virus mang mầm bệnh xấu lan tỏa đến môi trường làm việc. Khi nhân viên đang gặp phải tình trạng Quiet quitting, họ thường xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và không tìm ra phương án để thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn ấy.
Mặc dù, Quiet quitting không đồng nghĩa nhân viên sẽ nghỉ việc ngay lập tức, nhưng trong tiềm thức đã nhen nhóm ngọn lửa muốn rời khỏi công ty, họ sẽ nghĩ đến những công việc mới, thu nhập cao hơn với môi trường làm việc trong mơ.
1.2 Nguồn gốc của Quiet quitting?
Dựa trên khảo sát Pew Research Center – Trung tâm nghiên cứu hàng đầu Hoa Kỳ đã nhận định rằng: Xu hướng Quiet quitting là hệ lụy của trào lưu nghỉ việc bùng nổ sau đại dịch Covid 19.
Khi làn sóng Great Resignation diễn ra, các doanh nghiệp bị thiếu nhân lực trầm trọng, chưa có phương án bổ sung nhân lực kịp thời, lượng công việc tắc nghẽn không được xử lý, bắt buộc số nhân viên còn ở lại phải “gánh” thêm khối lượng công việc không phải của mình.
Làm việc quá tải trong một thời gian dài khiến nhân viên cảm thấy bị kiệt sức, căng thẳng, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, muốn trốn tránh công việc, hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp, thậm chí họ còn bị ám ảnh, chán ghét môi trường công ty. Đây là lúc nhân viên rơi vào trạng thái Quiet quitting, họ chỉ muốn quay lại làm việc trong phạm vi của bản thân không có mưu cầu thăng tiến, phát triển hơn công việc.
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng, Quiet quitting bắt nguồn từ phong trào “Tang ping, lying flat – Nằm yên, mặc kệ” diễn ra vào tháng 4 năm 2021 tại Trung Quốc.
Lúc này, một bộ phận giới trẻ bất mãn với công việc hiện tại, họ cho rằng không cần phấn đấu cố gắng đạt được những mục tiêu trước đây đã đề ra, họ chấp nhận những lỗi sai, khuyết điểm của bản thân và không muốn nỗ lực thay đổi.
Khi sự việc này xảy ra, giới quan chức cho rằng Tang ping, lying flat đang chống phá và đi ngược lại con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc, các cơ quan chính quyền đã lập tức dập tắt trào lưu và cấm từ khóa này trên các trang mạng nội địa.
Gần đây, từ khóa “Quiet quitting là gì?” xuất hiện trên mạng xã hội, trở thành trào lưu làm việc gây tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng xu hướng này được xem là phiên bản khác của Tang ping, lying flat.
1.3 Quiet quitting lan truyền vào môi trường làm việc Việt Nam
Qua một số khảo sát cho thấy, Hội chứng burnout (kiệt sức vì áp lực công việc) đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, hơn 70% nhân viên không hài lòng cảm thấy áp lực với công việc hiện tại, họ thường dành 2 đến 5 tiếng ngoài giờ để hoàn thành khối lượng công việc đã được giao.
Vừa qua Anphabe – công ty tư vấn tiên phong trong giải pháp thương hiệu Nhà tuyển dụng tại Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát về vấn đề định hướng việc làm với 14.000 sinh viên, trong đó có đến 60% thế hệ gen Z đã nhảy việc ngay trong năm đầu tiên sau khi ra trường.
Một số nguyên nhân được nêu ra: không hòa nhập được với môi trường công ty mới, chế độ lương thưởng không phù hợp, không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân,…
Thế hệ gen Z là lực lượng lao động đầy năng lượng, nhiệt huyết, sáng tạo và táo bạo, nên họ sẵn sàng đấu tranh đòi lại công bằng cho bản thân và nhảy việc. Tuy nhiên, nếu thế hệ gen Z rơi vào trạng thái Quiet quitting, đây là một hồi chuông báo động về chất lượng nguồn lao động trong tương lai.
2. Góc nhìn hai chiều về Quiet quitting
2.1 Dưới góc nhìn doanh nghiệp
Khi trả lời cho câu hỏi Quiet quitting là gì?, ban lãnh đạo cho rằng: Đây xu hướng làm việc tiêu cực, cần khắc phục và thay đổi. Doanh nghiệp đang kỳ vọng rất nhiều ở đội ngũ nhân viên sẽ đạt được những mục tiêu đã cam kết, nhưng thực trạng hiện tại nguồn nhân lực đang làm việc cầm chừng, không sáng tạo, không cầu tiến.
Về lâu dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, văn hóa doanh nghiệp ngày càng kém đi, làm chậm tiến trình phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Quiet quitting có thể trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp không nên đàn áp mạnh mẽ thông qua các biện pháp trừng phạt hay ngăn cấm, điều này sẽ làm cho tình trạng ngày càng tệ đi.
Cấp quản lý cần tìm ra các biện pháp xử lý khôn khéo, đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại trong môi trường công ty và vực dậy tinh thần làm việc cho từng cá nhân đang rơi vào khủng hoảng này.
2.2 Dưới góc nhìn người lao động
Xu hướng làm việc Quiet quitting sẽ được nhìn nhận như thế nào dưới góc nhìn người lao động? Qua một số khảo sát, người lao động cho rằng: Quiet quitting là cán cân giúp họ lấy lại thăng bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Họ cảm thấy hoàn thành đúng công việc đã được giao, cống hiến vừa đủ để cảm thấy bản thân không bị lợi dụng, thiệt thòi. Bên cạnh đó, nội bộ doanh nghiệp xuất hiện một số lý do khiến người lao động không sẵn sàng cháy hết mình với công việc hiện tại:
- Không tìm thấy niềm vui trong công việc.
- Không có động lực khi làm việc.
- Môi trường làm việc tù túng, bị động.
- Áp lực từ sếp và bất đồng quan điểm với đồng nghiệp.
3. Dấu hiệu nhận biết một Quiet quitting là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm Quiet quitting là gì? Vậy doanh nghiệp làm sao biết được Quiet quitting có thực sự đang tồn tại trong đội ngũ nhân viên? Ban lãnh đạo có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:
3.1 Thái độ giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp
Những nhân viên đang rơi vào trạng thái “làm việc cầm chừng” thường thu mình vào bên trong vỏ bọc của bản thân. Họ hạn chế tiếp xúc và ứng xử chừng mực với đồng nghiệp.
Trong các cuộc họp trực tiếp, Quiet quitting thường ít bàn luận, chia sẻ, đưa ra ý kiến cá nhân, thay vào đó là im lặng. Họ thường có thái độ thờ ơ, không hào hứng hoặc từ chối tham gia các hoạt động vui chơi khi công ty tổ chức.
Sau giờ làm việc, họ thường thoát mọi tài khoản cá nhân liên quan đến công ty, tắt thông báo trên các phần mềm trao đổi công việc, ngắt liên lạc tạm thời với đồng nghiệp và cấp trên.
3.2 Mức độ hoàn thành công việc
Quiet quitting vẫn hoàn thành công việc “vừa đủ” trong chừng mực. Dù khối lượng công việc không quá nhiều, dễ dàng hoàn thành, họ cũng sẽ không yêu cầu nhận thêm việc.
Trong trường hợp gặp tình huống khó khăn, họ sẽ tự tìm ra giải pháp thay vì trao đổi với đồng nghiệp hoặc cấp trên để tìm ra phương án tốt nhất giúp tiết kiệm thời gian.
3.3 Mục tiêu, định hướng
Khi rơi vào trạng thái “làm việc cầm chừng”, người lao động thường không có nhu cầu thăng tiến hay phát triển thêm trong sự nghiệp. Lúc này, trong tâm trí của Quiet quitting đang suy nghĩ đến vấn đề nhảy việc và chuyển qua môi trường khác, nên họ sẽ không đề ra mục tiêu và định hướng lâu dài cho công việc hiện tại.
4. Giải pháp nào dành cho doanh nghiệp giúp khắc phục Quiet quitting
Hiểu dược Quiet quitting là gì? Làm sao để hạn chế sự xuất hiện Quiet quitting ngày càng nhiều trong công ty? Đây là lúc doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ nhân viên, đồng thời nhìn nhận lại môi trường làm việc, chính sách thưởng phạt, hoạch định KPI đã phù hợp với năng lực từng đội nhóm và cá nhân hay chưa?
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây giúp khắc phục Quiet quitting trong môi trường làm việc:
4.1 Lắng nghe và chia sẻ
“Muốn chữa khỏi bệnh đầu tiên cần tìm ra bệnh”, doanh nghiệp nên quan sát, lắng nghe, lấy ý kiến nhân viên thông qua những cuộc khảo sát ẩn danh, nhằm đánh giá tình trạng nhân viên, nhận biết những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường làm việc.
Nếu nguyên nhân đến từ bên trong nội bộ doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần đưa ra những phương án xử lý kịp thời để dập tắt tính trạng Quiet quitting đang diễn ra trong đội ngũ nhân viên.
Bên cạnh đó, cũng có một số nhân viên rơi vào trạng thái chán nản do ảnh hưởng bởi cuộc sống cá nhân, cấp quản lý nên đồng cảm và chia sẻ, giúp họ vực dậy tinh thần làm việc, thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
4.2 Tán dương và khuyến khích
Đã bao lâu rồi doanh nghiệp chưa thực hiện tán dương, khen thưởng cho nhân viên? Hay chỉ là những lời chỉ trích, trách phạt khi mục tiêu không hoàn thành? Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất mãn trong đội ngũ nhân viên.
Ban lãnh đạo thường xuyên cỗ vũ, khuyến khích, ghi nhận cống hiến, đánh giá khen thưởng từng phòng ban và cá nhân. Phương pháp này sẽ giúp xoa dịu sự khó chịu, xua tan những cảm xúc tiêu cực, khơi dậy lòng nhiệt huyết, tinh thần cống hiến của nhân viên.
4.3 Kiểm tra đánh giá lại KPI công việc
Doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận lại phân bố khối lượng công việc cho nhân viên đã phù hợp hay chưa? Có sự mất cân bằng trong bộ phận nào không?
Việc điều phối công việc phù hợp sẽ phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân, đội nhóm ngược lại nếu lạm dụng hoặc phân phát KPI không đúng sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức, bất mãn cho nhân viên.
4.4 Định hướng và gắn kết đội nhóm
Làm sao để giúp nhân sự đang trong tình trạng Quite quitting thoát ra khỏi vỏ bọc khi họ không tham gia chương trình hoạt động gắn kết?
Doanh nghiệp cần tạo ra nhiều không gian mở ngay trong môi trường làm việc, khuyến khích giao tiếp giữa cấp trên cấp dưới bằng những cuộc đối thoại ngắn trao đổi công việc hoặc quan tâm vấn đề cá nhân, điều này sẽ giúp nhân sự cảm thấy cởi mở, thoải mái hơn trong giao tiếp.
Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, tăng cường liên kết giữa các phòng ban, thiết lập mục tiêu chung, hoàn cảnh chung khơi gợi sự đồng lòng, gắn kết trong từng cá nhân.
Bài viết với chủ đề Quiet quitting là gì? đã giúp doanh nghiệp có thêm nhiều góc nhìn mới về trào lưu đang gây tranh cãi này. Nếu Quiet quitting đang tồn tại trong môi trường làm việc và trở thành tình trạng báo động ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân sự, doanh nghiệp có thể tham khảo những đề xuất của BEMO để giảm thiểu tình trạng Quiet quitting này.
Ngoài ra, BEMO cung cấp phân hệ: Quản trị nguồn nhân lực, quản lý giao việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, phát triển đội ngũ nhân sự toàn diện trong thời đại kỷ nguyên số. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí.