Những bài học thành công của Microsoft đến từ bản lĩnh dám thay đổi văn hóa và cách thức quản trị doanh nghiệp
Sự “dậm chân tại chỗ” và thiếu đổi mới từng là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của Microsoft – tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới. Và chắc chắn rằng quyết định “đại tu” văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Microsoft vượt qua thời kỳ khủng hoảng đó. Ngay sau đây, hãy cùng BEMO khám phá những bài học thành công của Microsoft nhé.
Table of Content
1. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp phải xuất phát từ ban lãnh đạo
Nếu Bill Gates và Paul Allen là hai nhà sáng lập của Microsoft được nhiều người nể phục thì Satya Nadella được coi là người sinh ra Microsoft lần thứ hai với nhiều đóng góp to lớn.
Khi bắt đầu đảm nhận vị trí CEO của tập đoàn công nghệ đa quốc gia này, Satya Nadella đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ việc doanh số điện thoại và máy tính bảng Microsoft sụt giảm nghiêm trọng tới những khó khăn trong ngành công nghệ PC nói chung.
Lúc đó, CEO Satya Nadella đã quyết định “khoác một tấm áo mới” cho văn hóa của Microsoft – đây chính nền tảng để họ triển khai những thay đổi về công nghệ và tiến đến tái cấu trúc doanh nghiệp.
Việc đầu tiên mà nhà lãnh đạo tài ba của Microsoft làm chính là xác định lại sứ mệnh của tập đoàn, cụ thể đó là: “Trao quyền cho từng cá nhân và tổ chức trên khắp thế giới này để thúc đẩy họ chinh phục được nhiều thành tựu hơn.”
Với mục tiêu tối ưu hóa năng suất và phát triển nền tảng cho công nghệ mới, Satya Nadella đã mạnh tay cắt giảm lượng lớn nhân sự của Microsoft trên toàn cầu – quyết định mà nhiều người hiểu nhầm là để tiết kiệm ngân sách.
Theo số liệu tính đến cuối tháng 10 năm 2021, với giá trị vốn hóa lên tới gần 2,49 nghìn tỷ USD, Microsoft đã trở thành doanh nghiệp sở hữu giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Hiện tại, tập đoàn công nghệ đa quốc gia này vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng, với mức vốn hóa lên tới hơn 2,54 nghìn tỷ USD.
Nếu vào năm 2014 Nadella không tiến hành cải cách văn hóa doanh nghiệp thì có lẽ Microsoft đã không thể đạt được nhiều thành tựu to lớn như vậy.
Chính vì thế, để cải cách văn hóa thành công, ban lãnh đạo phải là người tiên phong, dám đối diện với khó khăn và chấp nhận rủi ro để tiến hành những thay đổi quan trọng.
2. Lấy tư duy phát triển làm cốt lõi
Tư duy phát triển chính là một trong những yếu tố then chốt để Microsoft đào tạo nên một đội ngũ nhân viên tài giỏi, sáng tạo và giàu chuyên môn. Lối tư duy hiện đại này được thể hiện qua rất nhiều nét văn hóa khác nhau của Microsoft.
Các nhà lãnh đạo của Microsoft luôn luôn khuyến khích nhân viên đưa ra những ý tưởng mới, động viên khích lệ để họ dám thử và không sợ sai. Trong trường hợp nhân viên gây ra sai sót, thay vì khiển trách hay phạt cảnh cáo, các quản lý của Microsoft sẽ hỏi họ về bài học đã rút ra được từ sự cố đó và khuyến khích họ chia sẻ với đồng nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng có một hệ thống học tập trực tuyến mang tên “Microsoft Learn” nhằm cung cấp cho nhân viên của họ nhiều khóa học khác nhau để học tập và nâng cao các kỹ năng.
Tùy thuộc vào nhu cầu và lịch trình cá nhân của mình, mỗi nhân viên có thể lựa chọn những khóa học phù hợp. Các khóa học trên Microsoft Learn bao gồm đa dạng các chủ đề, từ lập trình và phát triển ứng dụng đến quản lý dịch vụ đám mây và kinh doanh.
Không chỉ vậy, Microsoft cũng đã đầu tư một khoản không nhỏ để thuê vô số tổ chức tư vấn hàng đầu trên thế giới, với mong muốn có thể giúp nhân viên khắc phục những hành vi chưa phù hợp và phát triển những hành vi có lợi.
Tập đoàn dành rất nhiều ưu tiên cho vấn đề này bởi họ luôn nỗ lực để hơn 160.000 nhân viên trên 190 quốc gia có thể làm việc trong tâm thế lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt về ý kiến, văn hóa, màu da, quốc tịch,… của nhau.
3. Từ bỏ hệ thống đánh giá hiệu suất nghiêm ngặt
Trước đây, Microsoft nổi tiếng là tập đoàn công nghệ có văn hóa cạnh tranh rất khốc liệt, đi kèm với đó là hệ thống đánh giá hiệu suất gắt gao.
Cụ thể, các nhân viên của Microsoft sẽ được nhà quản lý đánh giá hiệu suất dựa trên thang 5 điểm. Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp luôn gặp nhiều áp lực, căng thẳng, dẫn tới hiệu quả công việc không được tối ưu.
Nhận thấy được những hạn chế của hệ thống đánh giá hiệu suất này, Microsoft đã đưa ra chương trình mới với tên gọi Talent Talks. Cụ thể, họ tập trung ưu tiên những cuộc trò chuyện mang tính đóng góp, xây dựng để giúp nhân viên tối ưu hóa tài năng và hiệu suất làm việc của mình.
Sự thay đổi này đã thực sự mang lại nhiều tác động tích cực cho văn hóa doanh nghiệp của Microsoft. Hầu hết mọi nhân viên của doanh nghiệp đều rất hài lòng với chương trình Talent Talks bởi họ được đánh giá và nhận phần thưởng rõ ràng cho từng công việc.
4. Khẳng định vị trí quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp
Trong quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp, Microsoft cũng nhận ra rằng tập đoàn cần lắng nghe khách hàng của mình nhiều hơn để có thể “chăm sóc” họ bằng những sản phẩm công nghệ chất lượng tốt nhất.
Nhờ hiểu được những mong muốn cần được đáp ứng của khách hàng, đội ngũ nhân viên của Microsoft phải nỗ lực không ngừng để nâng cấp và đổi mới sản phẩm, dịch vụ
Bài học thành công của Microsoft đến từ quyết định thay đổi văn hóa và cách thức quản trị chắc chắn sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm giá trị. Nếu bạn muốn được BEMO hỗ trợ cung cấp các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.com nhé.