Truyền thông nội bộ là gì? Mấu chốt tạo nên sức mạnh doanh nghiệp
Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của một tổ chức hay doanh nghiệp, truyền thông vẫn luôn là một yếu tố cốt lõi. Hơn hết, truyền thông nội bộ được đánh giá là điểm mấu chốt mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, BEMO sẽ chia sẻ chi tiết hơn về truyền thông nội bộ là gì và những giá trị mà hoạt động này mang lại nhé.
Table of Content
1. Truyền thông nội bộ là gì?
Trong tiếng Anh, truyền thông nội bộ còn được gọi là Internal communications. Nó được biết đến là một chuỗi những hoạt động hướng đến mục tiêu xây dựng, củng cố và đảm bảo tất cả các mối quan hệ trong một tổ chức diễn ra tốt đẹp.
Nói cách khác, các hoạt động trong truyền thông nội bộ hỗ trợ lan tỏa tầm nhìn, thông điệp của những người đứng đầu tổ chức tới những nhân sự của mình. Và nếu một tổ chức yếu kém về truyền thông nội bộ thì kéo theo hàng loạt hệ lụy như thông tin bị truyền tải lệch lạc, môi trường làm việc không được đồng bộ, nhân viên kém năng suất, giá trị thương hiệu bị giảm dần…
Với khái niệm truyền thông nội bộ là gì, có thể thấy nội dung mà một doanh nghiệp muốn truyền tải là một trong những phần không thể thiếu trong truyền thông nội bộ. Hay chính xác thì đó là giao điểm giữa nhân sự và cấp trên, tất cả đều hướng đến mục tiêu xây dựng và tôn vinh văn hóa doanh nghiệp.
Nói như vậy để chúng ta có thể nắm rõ ý nghĩa và mục đích của truyền thông nội bộ, mà không nhầm lẫn khái niệm này với những hoạt động khác như quản lý nhân sự, xây dựng kế hoạch, trao đổi thông tin…
2. Mục đích của truyền thông nội bộ
Vậy mục đích của truyền thông nội bộ là gì? Đó chính là tạo nên dòng sức mạnh của tinh thần và văn hóa nội bộ, giúp tất cả các mối quan hệ trong một tổ chức trở nên gắn kết hơn.
Truyền thông nội bộ hướng đến việc mang lại hệ thống thông tin không bị ngắt quãng, đảm bảo các tương tác giữa cấp trên – cấp dưới, giữa các phòng ban và nhân viên với nhau.
Khi quá trình giao tiếp được tối ưu thì sẽ ươm mầm và nuôi dưỡng giá trị thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp và đích đến là lòng trung thành của tất cả mọi người.
Tựu chung, ý nghĩa của truyền thông nội bộ chính là trung gian liên kết những mối quan hệ trong một tổ chức. Hoạt động truyền thông nội bộ hiệu quả thì sẽ giúp tổ chức đó mạnh mẽ và bền vững hơn.
3. 4 vai trò quan trọng của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu khái niệm và mục đích của truyền thông nội bộ là gì, bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Dưới đây là 4 vai trò chủ chốt nói lên tầm quan trọng của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp:
3.1. Củng cố tầm nhìn, văn hóa và giá trị của doanh nghiệp cho nhân viên
Vai trò đầu tiên của truyền thông nội bộ chính là duy trì và củng cố những giá trị cốt lõi, văn hóa cũng như tầm nhìn của tổ chức cho nhân viên. Điều này giúp nhân viên nắm bắt, hiểu và có thể lan tỏa chúng một cách tự nhiên nhất từ bên trong lẫn bên ngoài.
Truyền thông nội bộ làm nhiệm vụ theo sát các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, sau đó thông tin trên những kênh liên hệ để nhân viên có thể tiếp nhận được. Ngoài ra, truyền thông nội bộ cũng giữ vai trò cầu nối liên lạc, tương tác giữa cấp quản lý và nhân viên.
3.2. Là chìa khóa mấu chốt “giữ chân” nhân tài cho doanh nghiệp
Công tác truyền thông nội bộ chất lượng giúp toàn thể nhân viên cảm thấy biết ơn về công việc và yêu thích môi trường cũng như văn hóa nơi làm việc của mình hơn. Họ cũng cảm thấy bản thân có giá trị, năng lực được tôn trọng hơn.
Trên cơ sở như vậy, nhân viên sẽ làm việc theo cách chủ động, tự giác và hiệu suất tăng lên rất nhiều. Tất cả những điều này sẽ tôn tạo nên một không gian – môi trường làm việc lý tưởng, là nơi thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.
3.3. Xây dựng sự đoàn kết tổng thể trong doanh nghiệp
Trong một tập thể dù lớn dù nhỏ, tính tập thể vẫn luôn là một chiếc chìa khóa vạn năng mở ra nhiều cánh cửa. Đoàn kết càng cao, sức mạnh càng lớn.
Nếu doanh nghiệp coi trọng và làm tốt truyền thông nội bộ, nó sẽ tạo nên một làn sóng lớn, giúp mọi người đoàn kết và từ đó biết cách phối hợp để hướng về một mục tiêu chung duy nhất.
3.4. Hỗ trợ luồng thông tin được phân bổ đa chiều và minh bạch
Như đã chia sẻ ở phần truyền thông nội bộ là gì, thì đó là một hoạt động giúp luồng thông tin được phân bổ một cách liên tục, có kết nối, đa chiều và minh bạch. Điều này đảm bảo cho mọi người trong một tổ chức nắm rõ ràng nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
Mặt khác, nó cũng tối ưu hóa sự thống nhất trong luồng thông tin, giúp công tác làm việc nhóm hiệu quả hơn và giảm thiểu nhiều nhất các mâu thuẫn không đáng có.
4. Một số hình thức truyền thông nội bộ phổ biến
Phần lớn mọi người đều hiểu sai hoặc hiểu chưa chính xác khái niệm truyền thông nội bộ là gì? Hoạt động truyền thông nội bộ được diễn ra dưới nhiều phiên bản đa dạng, dưới đây là một số hình thức phổ biến giúp bạn hiểu rõ hơn về nó:
- Bảng tin nội bộ:
Hình thức này khá truyền thống trong phần lớn các doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay, đây vẫn là một phương án ưu tiên của các nhà lãnh đạo để triển khai hoạt động truyền thông nội bộ.
- Ấn phẩm nội bộ:
Bao gồm sách, tài liệu, cẩm nang, sổ tay, tạp chí, file tổng hợp… cũng hỗ trợ cung cấp thông tin nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Ấn phẩm quảng cáo bằng hình ảnh:
Bao gồm banner, áp phích, album… cũng là một hình thức truyền tải thông tin một cách có sức hút hơn trong doanh nghiệp.
- Email:
Cách này thường được dùng khi doanh nghiệp muốn cung cấp thông tin về một sự kiện, hoặc phổ biến thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới, chiến lược/chính sách kinh doanh mới…
- Radio/postcard:
Sản xuất nội dung trên radio hoặc postcard là một hình thức khác của truyền thông nội bộ. Nó giúp tổ chức truyền tải đi thông điệp một cách hòa nhã, thân thiện và gần gũi hơn với nhân sự của mình.
- Chương trình tổng kết định kỳ:
Chương trình tổng kết sẽ triển khai những hoạt động như vinh danh tập thể/cá nhân xuất sắc, vinh danh ý tưởng sáng tạo mới, thông báo tin mới, khen thưởng hoặc chơi game tập thể…
- Hoạt động ngoại khóa:
Tổ chức cuộc thi, giải thi đấu thể thao, game nội bộ… là một cách giải tỏa stress và tạo ra văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
- Hưởng ứng sự kiện cộng đồng:
Chẳng hạn như hưởng ứng Giờ Trái đất, ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới… bằng những hành động nhỏ nhưng mang tính đồng bộ thì hình thức này cực kỳ tiết kiệm vì doanh nghiệp không phải trực tiếp tổ chức.
Như vậy, sau khi hiểu rõ truyền thông nội bộ là gì, BEMO tin chắc rằng những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nỗ lực để đẩy mạnh và đầu tư cho hoạt động này trong tổ chức của mình. Với những giải pháp mà BEMO cung cấp như Quản lý sự kiện, Thảo luận và trao đổi nội bộ… chắc chắn sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quý doanh nghiệp triển khai thành công công tác truyền thông nội bộ của mình. Vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.com để được tư vấn miễn phí.