Bí quyết để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng thành công
Nguồn nhân lực chất lượng chính là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thu hút được đông đảo nhân tài đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, phòng nhân sự cần lên chiến lược thông minh để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng có danh tiếng. Hãy cùng BEMO tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Table of Content
1. Thế nào là xây dựng thương hiệu tuyển dụng?
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng, hay Employer Branding, là quá trình doanh nghiệp thể hiện những thế mạnh đặc trưng của mình qua các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong tổ chức nhằm thu hút những ứng viên tiềm năng và giữ chân những nhân sự cốt cán có năng lực.
Đây là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng đòi hỏi mọi doanh nghiệp cần phải đầu tư để phát triển. Khi thương hiệu tuyển dụng trở nên uy tín và nổi bật, chắc chắn đông đảo nhân tài sẽ sẵn sàng đồng hành và cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.
2. Lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Hiện nay, thị trường tuyển dụng lao động trong nước đang cạnh tranh vô cùng gay gắt. Chính vì vậy, không ít công ty gặp khó khăn trong quá trình thuyết phục các ứng viên tiềm năng cống hiến cho doanh nghiệp của mình. Và việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng chính là một trong những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết thách thức này.
Dưới đây là một số lợi ích to lớn mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sở hữu một thương hiệu tuyển dụng chất lượng:
- Giúp nhân viên hiện tại cảm thấy gắn kết với doanh nghiệp hơn.
- Tạo động lực cho những nhân viên giỏi tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.
- Gây ấn tượng mạnh với ứng viên tiềm năng bởi tính chuyên nghiệp.
- Tiết kiệm thời gian và mức phí đầu tư cho quá trình tuyển dụng.
3. Chi tiết các bước để tạo nên một thương hiệu tuyển dụng thành công
3.1. Đánh giá khách quan thực trạng doanh nghiệp
Việc đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện để tiến hành xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả chính là đánh giá chính xác thực trạng. Một số khía cạnh quan trọng cần được xem xét có thể kể đến như môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, chất lượng quản lý, chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến,…
Nếu quá trình đánh giá thực trạng doanh nghiệp được thực hiện toàn diện và chính xác, nó sẽ tạo tiền đề vững chắc để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp và tăng khả năng thu hút được nhiều ứng viên có năng lực.
Không chỉ vậy, qua đó doanh nghiệp cũng có thể xác định được cụ thể các kỹ năng và phẩm chất cần có cho các vị trí tuyển dụng, nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ thu hút những ứng viên không phù hợp.
3.2. Xây dựng EVP (Employee Value Propositions)
EVP, hay được viết đầy đủ là Employee Value Propositions, là cụm từ vô cùng quen thuộc trong mảng thương hiệu tuyển dụng. Nó đề cập đến những đặc trưng của một công ty hay tổ chức thể hiện ra để thu hút nhân tài cống hiến cho doanh nghiệp của mình. EVP không chỉ bao gồm chế độ lương thưởng, các khóa đào tạo nhân sự chuyên sâu,… mà còn nhiều yếu tố khác như môi trường làm việc lành mạnh, văn hóa doanh nghiệp, sự đoàn kết trong nội bộ,…
Thực tế cho thấy rằng, việc xác định EVP khiến mức độ cam kết của nhân viên mới đối với doanh nghiệp lên tới 29%. Bên cạnh đó, EVP cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giữ chân những nhân sự tài năng.
3.3. Tận dụng sức mạnh của hình ảnh để đẩy mạnh thương hiệu
Hơn cả ngôn từ, hình ảnh mới chính là sức mạnh mà mọi doanh nghiệp nên tận dụng để truyền tải thương hiệu của mình tới ứng viên.
Thông thường, mọi người có xu hướng tương tác nhiều hơn với những nội dung chứa hình ảnh sinh động. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để lồng ghép khéo léo những bức ảnh chân thực về môi trường làm việc, seminar, sự kiện nổi bật… cũng như các hoạt động khác bên ngoài lẫn nội bộ tổ chức.
3.4. Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp
Tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp sẽ được ứng viên đánh giá rất nhiều dựa vào trang tuyển dụng chính thức. Chính vì thế, các công ty nên đầu tư xây dựng một trang tuyển dụng uy tín, chất lượng và gần gũi với một số lưu ý quan trọng như sau:
- Chất riêng và văn hóa doanh nghiệp cần được thể hiện rõ nét.
- Giao diện gần gũi với người dùng.
- Cập nhật thông tin liên tục và tương tác đều đặn.
- Đảm bảo quá trình đăng ký nhanh gọn.
3.5. Khẳng định thực tế vị thế của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn có các giải thưởng, đóng góp vào các sự kiện cộng đồng, được báo chí đưa tin, hay gặp gỡ những nhân vật tầm cỡ, thì đừng ngần ngại thể hiện ra để cho ứng viên thấy. Đó chính là những bằng chứng thuyết phục nhất về mức độ uy tín và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, nhằm thôi thúc sự tham gia của nhiều nhân tài hơn.
3.6. Thiết kế bản mô tả công việc chi tiết
Bản mô tả công việc là công cụ không thể thiếu giúp nhân viên nội bộ nắm rõ được các nhiệm vụ cần thực hiện và giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên tiềm năng.
Một bản mô tả công việc đạt tiêu chuẩn cần phải có đầy đủ thông tin, từ ngữ đơn giản và được viết một cách rõ ràng, mạch lạc. Dưới đây là một số gợi ý để tạo ra một bản mô tả công việc dễ gây ấn tượng với ứng viên nhất:
- Chức danh công việc, địa điểm làm việc.
- Các nhiệm vụ cần thực hiện khi đảm nhận vị trí.
- Các yêu cầu mà nhân viên cần đáp ứng khi làm việc tại doanh nghiệp.
- Giới thiệu về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng và phúc lợi.
3.7. Nâng cao chất lượng trải nghiệm của ứng viên
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của vị trí công việc, trải nghiệm của ứng viên trong quá trình tuyển dụng là vô cùng quan trọng. Nếu nhà tuyển dụng không cho ứng viên cảm giác được trân trọng, khả năng thuyết phục được họ sẽ không cao. Một số lưu ý giúp nhà tuyển dụng tối ưu hóa trải nghiệm của ứng viên có thể kể đến như:
- Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin mà ứng viên cung cấp để hiểu rõ hơn về họ.
- Chuyên nghiệp từ bước nhận CV, hẹn phỏng vấn, đón tiếp ứng viên đến bước thông báo kết quả.
- Cấu trúc phỏng vấn rõ ràng, nội dung trao đổi đúng với chuyên môn và vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển.
3.8. Đánh giá và đo lường
Sau khi thực hiện các bước trên, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá để đo lường mức độ hiệu quả của quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Những chỉ số quan trọng mà nhà tuyển dụng cần đặc biệt lưu tâm có thể kể đến như:
- Số lượng ứng viên.
- Chất lượng nhân viên mới.
- Mức chi phí và thời gian để tuyển dụng một nhân viên mới.
- Mức độ tương thích của nhân viên đối với vị trí công việc.
- Tỷ lệ nhân viên mới tiếp tục đồng hành cống hiến cho doanh nghiệp trong tương lai
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là một trong những chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp chiêu mộ được nhiều ứng viên tiềm năng và giữ chân những nhân viên tài giỏi. BEMO tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số hiện đại giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lớn mạnh hơn. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.com.