Top 6 kỹ năng cốt lõi giúp quản trị nhân lực hiệu quả
Quản trị nhân lực từ lâu đã đóng vai trò quan trọng tại hầu hết các doanh nghiệp. Trong đó, nhà quản trị luôn cố gắng tìm ra và cải thiện những kỹ năng cốt lõi giúp vận hành tổ chức một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Bạn có muốn biết những kỹ năng đó là gì không? Mời bạn cùng BEMO tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết bên dưới.
Table of Content
1. Lợi ích doanh nghiệp khi quản trị nhân lực tối ưu
Để một doanh nghiệp tồn tại bền vững, tổ chức phải không ngừng phát triển từ nội lực bên trong. Nhân sự chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc thực thi những chiến lược, mục tiêu của tổ chức.
Chính vì thế, doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư và có kế hoạch quản trị rõ ràng, phù hợp để nhân viên không ngừng phát huy vai trò của mình.
Khi doanh nghiệp biết cách quản trị nhân lực hiệu quả, tổ chức sẽ:
- Tiết kiệm được đáng kể chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên
- Các phòng ban liên kết chặt chẽ, giảm nhiều xung đột nội bộ
- Nhân viên cảm thấy được công nhận và không ngừng cống hiến giá trị trong công việc
- Doanh nghiệp ngày càng phát triển, gián tiếp xây dựng thương hiệu tuyển dụng uy tín, thu hút được nhiều nhân tài
2. Top 6 kỹ năng cốt lõi giúp quản trị nhân lực hiệu quả
Để xây dựng hệ thống nhân sự ổn định và phát triển, nhà quản trị cần nắm vững 6 kỹ năng cốt lõi bên dưới nhằm phục vụ cho quá trình điều hành nhân lực một cách dễ dàng và thuận tiện nhất:
2.1. Giao tiếp tốt
Đây là kỹ năng cơ bản cần có nhưng không dễ để thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo, nhà quản trị luôn là người trực tiếp nhìn nhận và tương tác với nhân viên hằng ngày. Bạn không ngừng dùng ngôn ngữ, tông giọng, ánh mắt, biểu cảm để trao đổi công việc cùng cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới của mình.
Chính vì thế nhà lãnh đạo phải có kỹ năng giao tiếp tốt nhằm thể hiện rõ ràng suy nghĩ của mình, tạo sự kết nối và cảm giác thân thiện đến mọi người trong tổ chức. Điều này giúp công việc trao đổi dễ dàng hơn, nhân viên dễ dàng hiểu được mong muốn, suy nghĩ của nhà quản trị.
2.2. Phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến quản trị nhân sự
Một người lãnh đạo tài ba sẽ có khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích theo cả chiều rộng và chiều sâu, đưa ra những giải pháp, sáng kiến giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Hằng ngày nhà quản trị phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nội bộ không thể lường trước được như: xung đột lợi ích giữa các nhân viên, nhân sự xin nghỉ việc không có lý do hay nhân viên chậm trễ deadline dẫn đến dự án phải gia hạn thêm ngày khiến khách hàng phàn nàn, hàng hóa nhập kho chậm trễ…
Khi phải đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc xảy ra như vậy, nếu nhà quản trị không biết cách sắp xếp và xử lý sẽ gây nên những áp lực và hệ quả nghiêm trọng về lâu dài cho tổ chức.
Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải không ngừng cập nhật kiến thức, rèn luyện tư duy, óc quan sát tỉ mỉ để kịp thời phát hiện vấn đề, nhanh chóng đưa ra giải pháp thích hợp hóa nguy thành cơ.
2.3. Khả năng xây dựng và dẫn dắt nhóm
Một nhóm có thể đồng hành cùng nhau đi xa một phần nhờ vào khả năng xây dựng và dẫn dắt nhóm của người quản trị. Bạn phải có khả năng liên kết các thành viên trong nhóm, truyền động lực và dẫn dắt nhóm vì một mục tiêu chung, lãnh đạo nhóm trong mọi kế hoạch và hiểu rõ ai phù hợp với công việc nào.
Nhờ được sự đồng thuận của hầu hết các thành viên trong nhóm hoặc phòng ban, công việc luôn đi đúng tiến độ, không một ai bị bỏ lại phía sau. Mọi người luôn cảm thấy được tôn trọng, tự tin nói lên những sáng kiến gia tăng hiệu quả trong công việc.
2.4. Quản trị cảm xúc tốt
Không phải nhà quản trị nào cũng có khả năng quản trị cảm xúc tốt, bởi điều này cần trải qua quá trình kiên nhẫn rèn luyện rất nhiều. Để quản trị tốt cảm xúc trong quá trình làm việc cùng nhân viên, đồng nghiệp, bạn cần nhận biết được cảm xúc hiện tại bên trong mình, hiểu được lý do vì sao mình lại có cảm xúc như vậy, từ đó điều chỉnh và hướng nó theo ý muốn.
Một khi nhà quản trị có khả năng kiểm soát và điều khiển cảm xúc của mình, quản trị nhân lực hiệu quả không còn là một điều khó khăn như trước nữa.
2.5. Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự tốt
Đây là nhiệm vụ của người lãnh đạo trong quá trình quản trị nhân sự. Nhà quản trị cần xây dựng được nền móng nhân sự ổn định, có kỹ năng và tinh thần phù hợp với văn hóa tổ chức. Sau đó chọn lọc và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và con đường sự nghiệp của nhân viên.
Một khi có một môi trường tốt, luôn biết cách công nhận và đề cao giá trị cống hiến của nhân viên, họ sẽ không ngừng cố gắng nỗ lực hết mình vì tổ chức.
Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải không ngừng quan sát và giao tiếp để hiểu được đội ngũ của mình, biết được tiềm năng của họ để kịp thời cho họ cơ hội và những thử thách phù hợp với năng lực của từng người.
2.6. Khả năng thích nghi và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh
Quản trị nhân lực hiệu quả không phải là một việc dễ dàng, nhà quản trị không ngừng đối mặt với những khó khăn, nan giải, buộc phải đưa ra những lựa chọn đánh đổi quyết định tức thời.
Đôi khi bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều nhân sự trong cùng một lúc, hoặc liên tục thay đổi môi trường làm việc, địa chỉ công tác.
Nếu nhà quản trị có khả năng thích nghi, ứng biến linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, đây chính là một lợi thế giúp bạn nhanh chóng thăng tiến và được trọng dụng, nể phục bởi đồng nghiệp, cấp dưới hoặc sếp của bạn.
Trên đây là 6 kỹ năng cốt lõi giúp quản trị nhân lực hiệu quả. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình điều hành doanh nghiệp. Nếu bạn muốn một giải pháp hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả, liên hệ ngay cho BEMO qua hotline 0865 994 039 hoặc email support@bemo.cloud để được tư vấn chi tiết.