5 sai lầm trong quy trình tuyển dụng nhân sự mà doanh nghiệp nên biết
Một quy trình tuyển dụng nhân sự với nhiều lỗ hổng không thể thu hút được ứng viên tiềm năng, thậm chí ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Vậy đâu là những sai lầm thường thấy trong quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Table of Content
1. Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự qua loa
Các quy trình quản trị luôn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của mỗi phòng ban và toàn doanh nghiệp. Trong tuyển dụng cũng vậy, một quy trình tuyển dụng được xây dựng rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp vừa tìm được ứng viên tốt vừa tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng một quy trình tuyển dụng cụ thể và chuyên nghiệp. Đón tiếp ứng viên chưa chu đáo, chưa có bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp, không gửi email thông báo kết quả sau khi phỏng vấn… là những lỗi thường gặp trong quy trình tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp.
Nếu không khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể vụt mất ứng viên tiềm năng và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của mình.
2. Quản lý dữ liệu tuyển dụng chỉ bằng excel
Đa số các doanh nghiệp thường quản lý dữ liệu bằng excel và tuyển dụng cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, ngoài sự phổ biến, dễ thao tác, dễ thiết lập, excel vẫn có nhiều nhược điểm so với phần mềm chuyên dụng.
Dữ liệu trên excel không có khả năng tự cập nhật, bị phân mảnh ở nhiều file khác nhau và thiếu sự đồng bộ, khiến nhà tuyển dụng, doanh nghiệp khó nắm bắt được toàn diện thông tin.
Trường hợp có nhiều người cùng truy cập, nhập liệu và chỉnh sửa thủ công, sai sót là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, excel cũng không có độ bảo mật cao, dễ bị mất dữ liệu. Dữ liệu của ứng viên với nhiều thông tin cá nhân khi bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến ứng viên và hình ảnh doanh nghiệp
3. Kênh tuyển dụng doanh nghiệp thiếu chỉnh chu
Một quy trình tuyển dụng không thể thiếu bước xây dựng các kênh truyền thông một cách chuyên nghiệp, đây được xem là nơi để tiếp cận nhiều nguồn ứng viên khác nhau và thu hút nhân tài về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể có nhiều kênh tuyển dụng khác nhau, đặc biệt website luôn được ứng viên chú ý nhất. Ứng viên thường có xu hướng tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng trước khi nộp đơn hay phỏng vấn. Do đó, một website được xây dựng chỉnh chu, nội dung đa dạng, chi tiết về doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng sẽ tạo cho ứng viên một ấn tượng tốt về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn không chú trọng điều này làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp và vụt mất những ứng viên tiềm năng.
4. Chưa hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng
Thông tin rải rác và không có một quy trình quản trị cụ thể dẫn đến sự mâu thuẫn thông tin tuyển dụng giữa các phòng ban và bộ phận tuyển dụng.
Một kế hoạch tuyển dụng, bản mô tả công việc không rõ ràng khiến cho bộ phận tuyển dụng mãi “đuổi” theo KPIs mà chưa thật sự nắm rõ nhu cầu nhân sự hay các vị trí cần tuyển của các bộ phận.
Và tất yếu, việc tuyển sai, tuyển người không phù hợp hoàn toàn là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, cả bộ phận yêu cầu tuyển dụng, và bộ phận chuyên trách sẽ mất thời gian để phỏng vấn, đánh giá, đưa ra quyết định lựa chọn.
5. Triển khai hệ thống làm việc riêng lẻ
Sai lầm cuối cùng trong quy trình tuyển dụng là chưa có sự liền mạch thông tin của các phòng ban do sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ khác nhau. Do đó, yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban sẽ không được cập nhật tập trung tại hệ thống mà phân tán và phải xử lý thủ công qua nhiều bước.
Bộ phận tuyển dụng sẽ mất nhiều thời gian xử lý, quy trình tuyển dụng cũng khó theo dõi hơn. Và khi có ứng viên, việc trao đổi hay thông báo đến các bộ phận một lần nữa lại phải mất thời gian trên nhiều nền tảng.
Có thể thấy, những sai lầm trên khá phổ biến trong quy trình tuyển dụng ở các doanh nghiệp hiện nay. Vấn đề nổi bật hơn hết chính là doanh nghiệp thiếu đi giải pháp quản trị tổng thể chỉ với một nền tảng duy nhất.
Vì thế, khi doanh nghiệp gặp những khó khăn trên, chính là lúc bạn cần phải xem xét và triển khai một giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể và bắt kịp làn sóng công nghệ trong kỷ nguyên số 4.0.